(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh (DDCI) năm 2020 – 2021. Đây là lần đầu tiên Hà Tĩnh công bố chỉ số này.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu khối sở, ban, ngành của DDCI 2020 - 2021.
Theo Quyết định số 1405/QĐ-UBND ngày 12/7/2022 về phê duyệt kết quả đánh giá DDCI Hà Tĩnh năm 2020 – 2021, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu khối sở, ban, ngành và thị xã Hồng Lĩnh dẫn đầu khối UBND huyện, thành phố, thị xã về chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh này.
Được biết, DDCI triển khai trên 28 đơn vị khối sở, ban, ngành; tuy nhiên, chỉ có 26 đơn vị đủ số lượng lượt đánh giá để tính điểm. 2 đơn vị là Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ không đạt điều kiện đánh giá do số lượng mẫu quan sát quá ít, không đảm bảo tính khách quan.
Theo đó, với 92,9 điểm, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các đơn vị Ban Quản lý dự án có điểm đánh giá rất thấp (dưới 50 điểm); riêng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đứng ở vị trí cuối bảng với 22,12 điểm.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy tại các cụm công nghiệp Hồng Lĩnh.
Đối với khối UBND huyện, thành phố, thị xã, DDCI được triển khai trên 13 địa phương. Dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI Hà Tĩnh 2020 - 2021 là thị xã Hồng Lĩnh với 89,45 điểm; tiếp đó là huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh. Đơn vị đứng cuối bảng là huyện Cẩm Xuyên với điểm tổng kết là 13,77 điểm, thấp hơn hẳn so với các địa phương khác.
Chương trình khảo sát DDCI Hà Tĩnh đã thu hút 913 doanh nghiệp tham gia khảo sát/quy mô khảo sát 1.900 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 48,1% (đáp ứng kỳ vọng theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 13/01/2021).
Việc khảo sát được thực hiện thông qua 3 hình thức chính gồm: phiếu khảo sát in sẵn qua hệ thống thư đảm bảo của bưu điện; trực tuyến thông qua platform kết hợp hệ thống thư điện tử và thực địa tại từng địa phương.
DDCI tỉnh Hà Tĩnh được ban hành theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày13/01/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hợp tác xã; hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đối tượng được đánh giá là 28 sở, ban, ngành và 13 UBND huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Bộ chỉ số DDCI có 8 chỉ số thành phần đối với khối sở, ban, ngành gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động và hiệu lực; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Vai trò của người đứng đầu.
Đối với khối UBND cấp huyện ngoài 8 chỉ số tương tự như trên bổ sung thêm chỉ số thứ 9 là Tiếp cận đất đai.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
Trước thực trạng hồ sơ tăng đột biến, UBND TP Hà Tĩnh đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách để giảm tải, qua đó, giải quyết thủ tục hành chính một cách thông suốt cho người dân.
Thay vì quản lý và bổ nhiệm theo ngạch, Bộ Nội vụ đề xuất vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc, thể hiện tính chất công việc và khung năng lực.
Sáng 8/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hoàn thành mục tiêu khởi công 267 nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo kế hoạch của Chính phủ, trước 30/5, hồ sơ Đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được trình Quốc hội. Sau quá trình thẩm tra, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Đề án trước ngày 20/6.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà khẳng định Đảng và Nhà nước rất quan tâm vấn đề thực hiện chế độ, chính sách với những người bị ảnh hưởng khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Khi giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp thuận tiện, theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn.
Phát biểu tại Phiên họp Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản tại Hội nghị Trung ương 10 (6,2-6,6%) và là mức tăng trưởng quý I cao nhất từ năm 2020.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi quy định giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức xã đến khi hoàn thành việc cơ cấu lại, sắp xếp theo vị trí việc làm với thời hạn 5 năm.
Hội thảo do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP công nghệ LOCA AI tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì.