Tất cả đã sẵn sàng.

Ngập úng và triều cường luôn là nỗi lo trong mùa mưa bão đối với huyện mới Lộc Hà. Ý thức mối hiểm nguy luôn rình rập của thảm họa “nhất thủy” ngàn đời cha ông đã đúc rút, Ban Chỉ huy PCLB - TKCN đã và đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra...

Công tác Phòng chống lụt bão (PCLB) ở Lộc Hà:

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng BCĐ PCBL TW Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thăm hỏi động viên ngư dân Phạm Văn An – chủ tàu ở Quỳnh Lưu, Nghệ An vào trú bão số 8 tại cảng cá Thạch Kim. Ảnh: PKT

Cho đến nay dù chưa xảy ra hậu quả đáng tiếc về người và tài sản nhưng những gì đã và đang diễn ra tại khu vực cảng cá Thạch Kim đang dấy lên nhiều lo ngại. “Mùa mưa bão đến có khoảng gần 200 tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh neo đậu tránh trú bão tại cảng cá. Tàu thuyền vào âu mức độ an toàn được coi là tuyệt đối. Điều đáng nói ở chỗ khi xảy ra sự cố tàu thuyền gặp nạn chưa và bờ, tính mạng ngư dân và những tàu cá này lại chỉ biết trông chờ ở điều may hay rủi mà thôi. Nguyên nhân là do luồng lạch bị biến đổi, lượng cát bồi lắng tại khu vưc cảng khá dày, trong khi đó các phương tiện hiện có không thể đáp ứng được trọng trách của mình. Gió cấp 7 hay cấp 8 ca nô, tàu của các cơ quan chức năng không dám mạo hiểm ra khơi bởi nguy cơ bị nhấn chìm là có thể xảy ra” Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn tỏ ra lo lắng.

Nỗi lo này không riêng ông Sơn mà đó chính là tâm trạng chung của tất cả Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện Lộc Hà. Nói về “4 tại chỗ” đối với công tác PCLB-TKCN, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Trần Tú Anh cho rằng: “huyện đã đáp ứng đầy đu các đủ tiêu chí và đó cũng là một nỗ lực rất lớn. Còn TKCN ư. Khó có thể nói được khi có sự cố trôi dạt tàu thuyền trong điều kiện mưa to gió lớn mà phương tiện không đáp ứng, vấn đề này nằm “ngoài tầm kiểm soát”.

Cũng giống như những huyện khác ven biển, mùa mưa bão hàng năm Lộc Hà đứng trước hai nguy cơ: Ngập úng và triều cường. “ Đỉnh điểm về mức độ thiệt hại xảy ra ở trận lụt kinh hoàng năm 1989. Hàng trăm mét đất đá ở Thạch Kim bị sạt lở. Nhiều hộ dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Năm 2008 Thạch Kim và Thạch Bằng là một trong những địa phương bị nước biển xâm thực, trong đó Thạch Bằng bị nước biển lấn sâu vào bờ khoảng 200m” Phó Phòng Nông nghiệp huyện lộc Hà Trần Văn Nghĩa nhớ lại. Trong những năm gần đây bằng sự năng động và linh hoạt huyện Lộc Hà đã tranh thủ và thu hút được nguồn vốn triển khai xây dựng hệ thống kè chiều dài 10km từ Thạch Kim đến Thạc Bằng với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng để ngăn chặn thủy thần xâm thực. Đáng tiếc là dự án mới chỉ triển khai được rất ít do thiếu vốn. Thời gian hoàn thành là điều khó dự báo, ở thời điểm hiện tại những người trong cuộc chỉ biết cầu mong năm nay “mưa thuận gió hòa” và mong mỏi được quan tâm nguồn vốn để hoàn thiện công trình nhằm hạn chế tới mức thấp nhất mức độ thiệt hại. Không chỉ kè biển mà hệ thống đê diều tại khu vực Cống Nhà Chung, Nhà Chùa cũng bị xuống cấp trầm trọng.

Tàu cá các tỉnh vào trú ẩn an toàn tại âu trú bão Thạch Kim. Ảnh: CT

Chế ngự thiên nhiên là điều không tưởng. Nhưng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, trong đó phương án “4 tại chỗ” được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm và chỉ đạo một cách quyết liệt ngay từ đầu năm. Theo đó, Phòng Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo phối hợp với các địa phương thu hoạch sớm vụ Hè- Thu; chủ động né tránh thiên tại; tập trung chỉ đạo, quản lý Nhà nước việc triển khai thi công các công trình xây dựng cơ bản thuộc dự án nâng cấp đê biển, đê của sông và các khu neo đậu tránh trú bão; kịp thời sửa chữa các công trình hồ đập và xây dựng phương án bảo vệ an toàn cho công trình. Ban chỉ huy Quân sự huyện, Đồn Biên phòng 164 kiểm tra chặt chẽ, kiên quyết không cho người và tàu cá hoạt động khi chưa có đủ trang thiết bị an toàn; nắm chắc thông tin để hướng dẫn di chuyển phòng tránh khi có bão và tổ chức TKCN.

Phòng Hạ tầng kinh tế chuẩn bị phương tiện, lực lượng đảm bảo giao thông tông suốt trong mọi tình huống; chuẩ bị vật tư dự phòng, bố trí sẵn ở những địa bàn trọng điểm trên các tuyến giao thông quan trọng để xử lý khi cần thiết. 28 thành viên chủ chốt được phân công nhiệm vụ cụ thể kiểm tra theo dõi, đôn đốc công tác PCLB và huy động lực lượng ứng cứu trong mọi tình huống xảy ra; đồng thời trong những trường hợp khẩn cấp bão cấp 11 sẽ có hơn 14.000 người tham gia. Hiện tại đã có 1.840 người “biên chế” thường xuyên thuộc lực lượng xung kích. Đối với vật tư và phương tiện, đến thời điểm này huyện Lộc Hà đã huy động được 17.500m3 đất đắp sạt lở,4450 cọc tre, 81.500 bao tải; 20 thuyền máy, 23 ô tô tải, 6 ô tô khách, 155 phao cứu sinh. Ngoài ra huyện còn chủ động dự trữ 17 tấn gạo, 155 triệu đồng và 14 cơ số thuốc đáp ứng yêu cầu hậu cần tại chỗ.

Mưa bão đang cận kề và những thiệt hại là điều khó lường. Những tất cả những gì đã và đang được triển khai, nhiều người hy vọng rằng huyện Lộc Hà đang sẵn sàng đối mặt và hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tải sản của nhân dân.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast