Vốn tín dụng chính sách “tiếp sức” nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baohatinh.vn) - Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh đã tiếp vốn cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng sản phẩm OCOP, gia tăng sức cạnh tranh và doanh thu.

Cam chanh Đức Liên - Vũ Quang đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh nhờ nỗ lực của người sản xuất. Đây là “tấm vé thông hành” để sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn.

Anh Nguyễn Văn Phong (thôn Bình Quang, xã Đức Liên) chia sẻ: “Tháng 4/2014, gia đình thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp, xây dựng vùng cây ăn quả theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Thời điểm đó, Ngân hàng CSXH huyện Vũ Quang đã tạo điều kiện cho gia đình tiếp cận các chương trình tín dụng. Từ đó đến nay, nguồn vốn chính sách đã tiếp thêm nguồn lực để chúng tôi không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, gia đình đang sở hữu 1,5 ha chanh và cam bù, mỗi năm cho thu hoạch trên 12 tấn quả, doanh thu đạt hơn 500 triệu đồng”.

98.jpg
Anh Nguyễn Văn Phong (áo xanh) vay vốn tín dụng chính sách đầu tư xây dựng thương hiệu Cam chanh Đức Liên - Vũ Quang.

Thời gian qua, Ngân hàng CSXH huyện Vũ Quang đã tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất xây dựng sản phẩm OCOP nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng giá trị sản phẩm.

Ông Phan Thanh Tùng – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Vũ Quang cho hay: “Tổng dư nợ của đơn vị đến nay đạt gần 278 tỷ đồng. Vốn chính sách đã tiếp sức để giúp các cơ sở, hộ gia đình đầu tư sản xuất – kinh doanh, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương như: cam, mật ong, mật mía, hồng…”.

Tại thị xã Hồng Lĩnh, các chương trình tín dụng chính sách cũng đã gắn bó với người dân trong quá trình sản xuất – kinh doanh.

Gia đình ông Thái Quốc Việt, trú tại tổ dân phố 6, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) đã xây dựng dây chuyền sản xuất miến gạo khá quy mô với hệ thống máy móc hiện đại, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động địa phương.

064.jpg
Sản phẩm miến gạo Việt Kiên đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Ông Thái Quốc Việt chia sẻ: “Gắn bó với vốn chính sách xã hội nhiều năm, gia đình mạnh dạn từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Miến gạo Việt Kiên đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, có mặt tại nhiều tỉnh, thành. Mỗi năm, cơ sở bao tiêu trên 30 tấn lúa, gạo cho nông dân các huyện Can Lộc, Thạch Hà. Thị trường không ngừng rộng mở đã mang về nguồn lợi trên 300 triệu đồng cho gia đình”.

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, nhiều khách hàng cũng đang được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, xây dựng các thương hiệu sản phẩm OCOP nổi tiếng như: nước mắm, cá mờm, mực khô, xúc xích…

Gia đình bà Đặng Thị Luận, trú tại thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) đang vay 100 triệu từ chương trình vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH. Các chương trình tín dụng chính sách giúp gia đình bà đầu tư cơ sở vật chất thu mua, chế biến thủy hải sản. Đến nay, Nước mắm Luận Nghiệp đã đạt tiêu chuẩn OCOP, đi nhiều thị trường trong nước và đã bắt đầu tham gia xuất khẩu. Cơ sở giải quyết việc làm ổn định cho 8 lao động với mức lương 7 triệu đồng/người/tháng, xuất bán ra thị trường mỗi năm khoảng 800.000 lít nước mắm các loại.

502.JPG
Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đạt 6.853 tỷ đồng.

Ông Phan Ngọc Vũ - Phó Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đồng hành cùng tỉnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm… để đầu tư sản xuất – kinh doanh gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị, thu nhập. Không chỉ tiếp vốn, ngân hàng còn đồng hành tư vấn, hỗ trợ người dân đầu tư các mô hình sản xuất – kinh doanh dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế "tín dụng đen", nhất là các khu vực nông thôn".

Tính đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đạt 6.853 tỷ đồng, trong đó, dư nợ các chương trình có mục đích sản xuất - kinh doanh đạt 4.789 tỷ đồng.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.