Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh Phạm Thanh Bình vừa cho biết: Nhằm giúp các địa phương sớm khống chế dập tắt dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý cơ chế hỗ trợ kinh phí mua vắc-xin loại tam giá (O+A+Asia1) để phục vụ tiêm phòng.
Tiêm phòng là biện pháp cấp bách để sớm khống chế dập tắt dịch lở mồm long móng gia súc
Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 70% (ngân sách tỉnh 30%, ngân sách huyện 40%), 30% còn lại do người chăn nuôi chi trả; tiền công tiêm phòng do ngân sách xã chi trả; kinh phí tổ chức chỉ đạo phòng, chống dịch cấp nào do ngân sách cấp đó chi trả.
Đối tượng thụ hưởng chính sách này là các gia đình chăn nuôi nông hộ và phạm vi hỗ trợ là các xã vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
UBND tỉnh giao UBND các huyện thuộc vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp cần khẩn trương rà soát tổng đàn gia súc, xác định cụ thể nhu cầu mua vắc-xin và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu gửi Sở NN&PTNT, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ trợ; chủ động trích ngân sách địa phương để mua vắc-xin, vật tư, thiết bị (phần ngân sách huyện đảm bảo) và chỉ đạo phòng, chống dịch quyết liệt, hiệu quả theo Công điện số 29/CĐ-UBND ngày 30/9/2013 của UBND tỉnh.
Ngoài phối hợp với Sở Tài chính trong việc rà soát, xác định nhu cầu vắc xin của các địa phương, Sở NN&PTNT còn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh khẩn trương liên hệ với đơn vị cung ứng để mua vắc-xin cung cấp cho các địa phương và chịu trách nhiệm về chất lượng theo quy định, đồng thời tăng cường cán bộ chuyên môn xuống tận cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêm phòng kịp thời, đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả.
Hà Tĩnh hiện có 27 xã, thị trấn thuộc 4 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân có dịch chưa qua 21 ngày. Vi-rút gây bệnh là loại type A lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn và hầu hết gia súc chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh chủng loại vi-rút này.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các gia đình chính sách vượt lên khó khăn, động viên con cháu thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
Khoảng 1,6 triệu người đủ 75 tuổi và người nghèo, cận nghèo đủ 70 đến dưới 75 tuổi, không lương hưu dự kiến nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng.
Hà Tĩnh có 48.550 đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà trong đợt này với tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng. Việc tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 29/4/2025.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sĩ Bùi Hữu Lý (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.