Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa

USS Curtis Wilbur là một trong những tàu khu trục lớp Arleigh Burke đầu tiên của hải quân Mỹ trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân, giúp nâng cao khả năng ngắm bắn chính xác và phòng thủ trước tên lửa diệt hạm.

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 1 Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ USS Curtis Wilbur hôm 30/1 tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa mà không thông báo trước. Đảo Tri Tôn là một cồn cát có diện tích lớn thứ ba ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974.

Lầu Năm Góc nói không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur chỉ nhằm thách thức những "yêu sách quá mức" của các bên tranh chấp trong việc hạn chế các quyền hàng hải và tự do hàng hải xung quanh những thực thể mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua.

Tàu USS Curtis Wilbur vừa cập cảng ở Manila, Philippines hôm 24/1 trong một chuyến thăm và bảo dưỡng định kỳ.

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 2 USS Curtis Wilbur (DDG-54) là chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường Aegis thứ 4 thuộc lớp Arleigh Burke. Con tàu được đặt tên theo tướng Curtis D.Wilbur, tư lệnh thứ 43 của hải quân Mỹ, phục vụ dưới thời Tổng thống Calvin Coolidge.

USS Curtis Wilbur được chế tạo tại xưởng Bath Iron Works ở thành phố Bath, bang Maine, và biên chế vào ngày 19/3/1994.

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 3USS Curtis Wilbur trang bị hệ thống tác chiến Aegis, tích hợp toàn bộ các cảm biến và vũ khí vào một tổ hợp kiểm soát thống nhất để chống lại những mối đe dọa từ tên lửa diệt hạm đối phương.

USS Curtis Wilbur dài 154 m, rộng 20 m, cao 9,6 m, lượng giãn nước khi đầy tải đạt 8.300 tấn. Tàu có khả năng di chuyển với vận tốc 56 km/h, tầm hoạt động 8.000 km nếu đi ở vận tốc 37 km/h.

USS Curtis Wilbur trang bị hệ thống tác chiến Aegis, tích hợp toàn bộ các cảm biến và vũ khí vào một tổ hợp kiểm soát thống nhất để chống lại những mối đe dọa từ tên lửa diệt hạm đối phương.

Hệ thống tác chiến Aegis có 4 bộ phận khác nhau, gồm radar đa chức năng AN/SPYT-1, hệ thống chỉ huy và ra quyết định (CDS), hệ thống hiển thị Aegis (ADS), và hệ thống kiểm soát vũ khí (WCS). Toàn bộ các dữ liệu do radar và các cảm biến trên tàu thu thập được đều được chuyển tới hệ thống chỉ huy qua vệ tinh, để người chỉ huy kịp thời nhận định tình hình và ra quyết định. Mệnh lệnh của người chỉ huy được truyền tới các màn hình hiển thị để bộ phận tác chiến lựa chọn vũ khí và có những hành động chiến đấu ngay lập tức.

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 4 Dù không mang theo máy bay nhưng USS Curtis Wilbur vẫn có thể tiếp nhận một trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk.

Tàu sở hữu một pháo MK45 cỡ nòng 127 mm có thể tiêu diệt tàu nổi, máy bay của đối phương và bắn phá các mục tiêu trên bờ biển để hỗ trợ những chiến dịch đổ bộ, hai súng máy tự động 25 mm, 4 súng 12,7 mm cùng hai tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Phalanx CIWS 20 mm, giúp tàu chống lại các mối đe dọa từ tên lửa diệt hạm.

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 5

Sức mạnh khu trục hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa ảnh 6

Một trực thăng MH-60S Seahawk thuộc biên chế phi đội HSC 25 của quân đội Mỹ chuẩn bị đáp trên boong tàu USS Curtis Wilbur.

Chỉ huy tàu USS Curtis Wilbur thực hiện nhiệm vụ áp sát đảo Tri Tôn lần này là nữ hạm trưởng Amy Graham. Bà được bổ nhiệm làm sĩ quan chỉ huy hồi tháng 9 năm ngoái tại căn cứ hải quân Mỹ đóng ở Yokosuka, Nhật Bản.

Bà là một trong 7 hạm trưởng tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hạm đội 7, thực thi nhiệm vụ tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương giữa Nhật, Guam và Biển Đông.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast