Chỉ nhận từ 2,5 triệu đồng/tháng, giáo viên hợp đồng lương không đủ sống!

(Baohatinh.vn) - Do nhu cầu hoạt động nên các trường học bậc mầm non và tiểu học phải hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có nhiều lý do nên hiện nay, nhiều giáo viên (GV) hợp đồng và người lao động (NLĐ) trong các trường học còn phải chịu nhiều thiệt thòi.

Lương thấp, thiệt thòi về chế độ bảo hiểm

Hiệu trưởng Trường Mầm non Tượng Sơn (Thạch Hà) Hồ Thị Trường cho biết: Hiện nhà trường có đến 9 hợp đồng lao động nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có 2 lớp lên đến 49 cháu/lớp; 4 lớp chỉ được 1 GV/lớp. Thiệt thòi nhất là các GV hợp đồng, vất vả nhưng lương quá thấp, chỉ được 2,5 - 3 triệu đồng/tháng và còn phải đóng BHXH tự nguyện…

Buộc phải hợp đồng lao động nhưng chưa đảm bảo quyền lợi và đời sống cho NLĐ là thực trạng chung của nhiều trường mầm non và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên Đặng Quốc Hiền chia sẻ: Đối với bậc mầm non và tiểu học trên địa bàn hiện có 3 hình thức hợp đồng. Thứ nhất là hợp đồng theo Quyết định 2059/QĐ-UBND ngày 9/7/2013 của UBND tỉnh (được đảm bảo mọi chế độ). Thứ 2 là hợp đồng theo Quyết định 240/QĐ-UBND ngày 18/1/2013 của UBND tỉnh (chỉ được đóng BHXH mức thấp 1.0). Thứ 3 là hợp đồng lao động cô nuôi. Đây là đội ngũ lao động chịu thiệt thòi nhất. Nhiều người đã phục vụ kéo dài từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được đóng BHXH và BHYT… Và cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về việc đóng BHXH cho đội ngũ này.

chi nhan tu 2 5 trieu dong thang giao vien hop dong luong khong du song

Nếu so sánh với trường tư thục, cần tìm lời giải hợp lý cho bài toán chính sách cho người lao động trong bậc học mầm non… Ảnh chỉ mang tính minh họa

Theo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với NLĐ tại một số trường học năm 2017 của LĐLĐ tỉnh tại 10 trường học (5 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 3 trường THCS) trên địa bàn 2 huyện, có 446 GV, nhân viên nhà trường thì có đến 135 lao động hợp đồng (trong đó có 44 giáo viên, 44 nhân viên hành chính và 47 cô nuôi). Đối với cô nuôi (trường công lập), lương chỉ từ 1,5 - 2,7 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH, BHYT, 3 tháng hè không có lương. Đối với nhân viên hành chính (y tế, kế toán, thiết bị, thư viện), mức lương bình quân 2,1 triệu đồng/tháng. Mặt khác, hầu hết các trường công lập, chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo quy định của pháp luật…

Chưa có lời giải…

Trưởng phòng Công chức, viên chức Sở Nội vụ Cù Huy Cẩm cho biết, từ năm 2012, thực hiện tinh giản biên chế nên ngành giáo dục không tăng chỉ tiêu. Hơn nữa, khi chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập, có trên 900 biên chế không được Bộ Nội vụ duyệt do chuyển chậm, vì vậy, tỉnh cho hợp đồng theo Quyết định 2059.

Đối với hợp đồng lao động theo Quyết định 240 (279 người) gồm nhân viên y tế và kế toán ở bậc mầm non chưa có kế hoạch biên chế để tuyển. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng tuyển dụng đội ngũ này. Còn đối với đội ngũ NLĐ cô nuôi, chủ hợp đồng là hội phụ huynh học sinh, là hợp đồng dân sự trên tinh thần tự nguyện.

chi nhan tu 2 5 trieu dong thang giao vien hop dong luong khong du song

Cô nuôi tại các trường mầm non ương chỉ 2,1 triệu đồng/tháng.

Trao đổi với Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Thị Hải Yến, bà cho biết: Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014, đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 thì mức lương đóng BHXH đối với hợp đồng lao động là mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, với thực trạng hầu hết nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non và tiểu học chưa được đóng BHXH như hiện nay là chưa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Hơn nữa, nếu so sánh với trường tư thục (GV được trả tiền làm thêm giờ; cô nuôi có mức lương khá, được đóng BHXH, BHYT và được khám sức khỏe định kỳ....) đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải hợp lý cho bài toán thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động trong bậc học mầm non và tiểu học hệ công lập hiện nay.

Bà Lê Thị Hải Yến cho biết thêm: “Về trách nhiệm của LĐLĐ tỉnh, chúng tôi đã có văn bản đề nghị BHXH Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT thống nhất hướng dẫn về mức lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc đối với một số loại hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập (không có thu) để tạo sự đồng thuận của người tham gia đóng BHXH và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ; đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho GV, nhân viên hợp đồng và nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non công lập để họ có điều kiện tham gia đóng BHXH”.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.