Chỉ nhận từ 2,5 triệu đồng/tháng, giáo viên hợp đồng lương không đủ sống!

(Baohatinh.vn) - Do nhu cầu hoạt động nên các trường học bậc mầm non và tiểu học phải hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có nhiều lý do nên hiện nay, nhiều giáo viên (GV) hợp đồng và người lao động (NLĐ) trong các trường học còn phải chịu nhiều thiệt thòi.

Lương thấp, thiệt thòi về chế độ bảo hiểm

Hiệu trưởng Trường Mầm non Tượng Sơn (Thạch Hà) Hồ Thị Trường cho biết: Hiện nhà trường có đến 9 hợp đồng lao động nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có 2 lớp lên đến 49 cháu/lớp; 4 lớp chỉ được 1 GV/lớp. Thiệt thòi nhất là các GV hợp đồng, vất vả nhưng lương quá thấp, chỉ được 2,5 - 3 triệu đồng/tháng và còn phải đóng BHXH tự nguyện…

Buộc phải hợp đồng lao động nhưng chưa đảm bảo quyền lợi và đời sống cho NLĐ là thực trạng chung của nhiều trường mầm non và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên Đặng Quốc Hiền chia sẻ: Đối với bậc mầm non và tiểu học trên địa bàn hiện có 3 hình thức hợp đồng. Thứ nhất là hợp đồng theo Quyết định 2059/QĐ-UBND ngày 9/7/2013 của UBND tỉnh (được đảm bảo mọi chế độ). Thứ 2 là hợp đồng theo Quyết định 240/QĐ-UBND ngày 18/1/2013 của UBND tỉnh (chỉ được đóng BHXH mức thấp 1.0). Thứ 3 là hợp đồng lao động cô nuôi. Đây là đội ngũ lao động chịu thiệt thòi nhất. Nhiều người đã phục vụ kéo dài từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được đóng BHXH và BHYT… Và cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về việc đóng BHXH cho đội ngũ này.

chi nhan tu 2 5 trieu dong thang giao vien hop dong luong khong du song

Nếu so sánh với trường tư thục, cần tìm lời giải hợp lý cho bài toán chính sách cho người lao động trong bậc học mầm non… Ảnh chỉ mang tính minh họa

Theo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với NLĐ tại một số trường học năm 2017 của LĐLĐ tỉnh tại 10 trường học (5 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 3 trường THCS) trên địa bàn 2 huyện, có 446 GV, nhân viên nhà trường thì có đến 135 lao động hợp đồng (trong đó có 44 giáo viên, 44 nhân viên hành chính và 47 cô nuôi). Đối với cô nuôi (trường công lập), lương chỉ từ 1,5 - 2,7 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH, BHYT, 3 tháng hè không có lương. Đối với nhân viên hành chính (y tế, kế toán, thiết bị, thư viện), mức lương bình quân 2,1 triệu đồng/tháng. Mặt khác, hầu hết các trường công lập, chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo quy định của pháp luật…

Chưa có lời giải…

Trưởng phòng Công chức, viên chức Sở Nội vụ Cù Huy Cẩm cho biết, từ năm 2012, thực hiện tinh giản biên chế nên ngành giáo dục không tăng chỉ tiêu. Hơn nữa, khi chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập, có trên 900 biên chế không được Bộ Nội vụ duyệt do chuyển chậm, vì vậy, tỉnh cho hợp đồng theo Quyết định 2059.

Đối với hợp đồng lao động theo Quyết định 240 (279 người) gồm nhân viên y tế và kế toán ở bậc mầm non chưa có kế hoạch biên chế để tuyển. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng tuyển dụng đội ngũ này. Còn đối với đội ngũ NLĐ cô nuôi, chủ hợp đồng là hội phụ huynh học sinh, là hợp đồng dân sự trên tinh thần tự nguyện.

chi nhan tu 2 5 trieu dong thang giao vien hop dong luong khong du song

Cô nuôi tại các trường mầm non ương chỉ 2,1 triệu đồng/tháng.

Trao đổi với Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Thị Hải Yến, bà cho biết: Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014, đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 thì mức lương đóng BHXH đối với hợp đồng lao động là mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, với thực trạng hầu hết nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non và tiểu học chưa được đóng BHXH như hiện nay là chưa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Hơn nữa, nếu so sánh với trường tư thục (GV được trả tiền làm thêm giờ; cô nuôi có mức lương khá, được đóng BHXH, BHYT và được khám sức khỏe định kỳ....) đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải hợp lý cho bài toán thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động trong bậc học mầm non và tiểu học hệ công lập hiện nay.

Bà Lê Thị Hải Yến cho biết thêm: “Về trách nhiệm của LĐLĐ tỉnh, chúng tôi đã có văn bản đề nghị BHXH Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT thống nhất hướng dẫn về mức lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc đối với một số loại hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập (không có thu) để tạo sự đồng thuận của người tham gia đóng BHXH và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ; đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho GV, nhân viên hợp đồng và nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non công lập để họ có điều kiện tham gia đóng BHXH”.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.