Nhật Bản phóng thành công vệ tinh thử nghiệm thu hồi rác thải vũ trụ

Rác thải vũ trụ chủ yếu là các bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh nhân tạo hết hạn sử dụng, có kích thước trên 10cm và trôi nổi trên không gian xung quanh Trái Đất.

Nhật Bản phóng thành công vệ tinh thử nghiệm thu hồi rác thải vũ trụ

Vệ tinh này được phóng lên bằng tên lửa đẩy của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. (Nguồn: nikkei.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 22/3, vệ tinh nhân tạo của công ty tư nhân Astroscale có trụ sở tại thủ đô Tokyo đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất để thử nghiệm kỹ thuật thu hồi rác thải vũ trụ.

Vệ tinh này được phóng lên bằng tên lửa đẩy của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Trong lần thử nghiệm này, vệ tinh mang theo thiết bị thu hồi rác và bộ phận mô phỏng rác vũ trụ.

Khi đạt tới độ cao 550 km trên quỹ đạo Trái Đất, các bộ phận thử nghiệm sẽ tự động tách rời.

Thiết bị thu hồi rác sẽ sử dụng máy quay, radar để nhận diện, tiếp cận bộ phận mô phỏng rác vũ trụ, sau đó sử dụng nam châm với lực hút lớn để thu hồi rác.

Ở giai đoạn cuối cùng, thiết bị cùng với rác thải vũ trụ sẽ được đưa trở về bầu khí quyển Trái Đất để đốt cháy.

Rác thải vũ trụ chủ yếu là các bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh nhân tạo hết hạn sử dụng, có kích thước trên 10cm và trôi nổi trên không gian xung quanh Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, có khoảng hơn 20.000 mảnh rác thải vũ trụ đang tồn tại và dự kiến số lượng rác này sẽ còn tăng thêm trong tương lai khi các nước cạnh tranh phát triển kỹ thuật vũ trụ và làm tăng nguy cơ va chạm với các vệ tinh nhân tạo đang hoạt động, gây ra sự cố đối với hệ thống định vị GPS và hệ thống thông tin liên lạc.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast