Sức mạnh và nhược điểm của vũ khí hạt nhân

Cho đến nay, chỉ hai lần vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh, đều do Mỹ thực hiện vào cuối Thế chiến II, làm thiệt mạng hơn 200.000 người.

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay, chỉ hai lần vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh, đều do Mỹ thực hiện vào cuối Thế chiến II, làm thiệt mạng hơn 200.000 dân thường, binh lính Nhật, Mỹ và Đồng minh trong khu vực. Sau đó, đã có hơn 2.000 vụ nổ vũ khí hạt nhân trình diễn và thử nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

Sức mạnh và nhược điểm của vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp và để lại những hậu quả không lường; Nguồn: sciencestruck.com

Sức mạnh

1. Củng cố ý tưởng về chủ nghĩa dân tộc

Mặc dù một thế giới không biên giới có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng chính các biên giới tạo ra một môi trường hợp tác giữa các nền văn hóa trở thành một yêu cầu để tồn tại. Nó buộc những người ra quyết định sử dụng phải tìm kiếm các giải pháp ngoại giao trước thay vì phóng tên lửa bất cứ khi nào có ai đó làm điều gì không như ý.

2. Vũ khí hạt nhân đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn xung đột toàn cầu

Một trong những lý do chính khiến không có một cuộc chiến tranh toàn cầu nào khác kể từ những năm 1940 là sự hiện diện của vũ khí hạt nhân. Chỉ một số ít các quốc gia sở hữu hoặc chia sẻ công nghệ này với các nước khác, và hầu hết các quốc gia tiếp cận công nghệ này đều có ít hơn 100 đơn vị vũ khí. Khả năng hủy diệt đã được thể hiện trên đất Nhật Bản cuối Thế chiến II khiến không ai muốn trải qua điều tương tự, ngăn các siêu cường trên thế giới leo thang xung đột đến mức cần phải đối đầu quân sự.

3. Công nghệ này tạo ra một con bài mặc cả cho các quốc gia cần nó

Israel được cho là đang sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng chính phủ nước này không chính thức thừa nhận. Triều Tiên đã độc lập phát triển công nghệ này kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, mang lại cho nước này một vị trên bàn đàm phán. Mối đe dọa tàn phá bởi công nghệ hạt nhân lớn đến mức buộc các quốc gia phải lắng nghe những gì quốc gia khác nói.

4. Vũ khí hạt nhân làm giảm mối đe dọa đối với lực lượng quân sự của một quốc gia

Vũ khí hạt nhân hiện nay có khả năng bay 1.000 dặm để tấn công chính xác mục tiêu. Vì việc sử dụng các loại vũ khí này có thể điều khiển từ xa, nên ít có nguy cơ về thương vong hoặc tổn thất nếu có lệnh phóng, không giống như những năm 1940 khi máy bay ném bom mang theo vũ khí với toàn bộ phi hành đoàn trên boong.

5. Các chính phủ có thể bố trí vũ khí hạt nhân đến nhiều địa điểm phóng khác nhau

Các phương tiện phóng di động có thể di chuyển vũ khí hạt nhân ở hầu hết mọi điểm trên đất liền ngoài khả năng lưu trữ và phóng từ si-lô tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước, hoặc từ tàu ngầm. Người ta thậm chí có thể thả chúng từ máy bay ném bom như cách họ đã làm trong những năm 1940 hoặc ấn nút từ xa, nếu muốn. Tính linh hoạt này là một lợi thế nhất định khi xem xét phạm vi tổng thể những gì công nghệ có thể mang lại.

6. Vũ khí hạt nhân đã giúp tạo ra công nghệ mới trong các lĩnh vực khác

Kiến thức về phân hạch và nhiệt hạch đã giúp con người phát triển nhiều loại công nghệ trong một số ngành công nghiệp khác nhau. Khoảng 10% lượng điện thế giới sử dụng hàng năm là điện hạt nhân. Trong y tế người ta sử dụng kỹ thuật hạt nhân để chẩn đoán và điều trị bệnh khi các lựa chọn thông thường có thể không khả dụng hoặc không hữu ích. Con người sử dụng động cơ hạt nhân trên tàu biển và đang khám phá lựa chọn này trong du hành vũ trụ.

7. Độ tin cậy của vũ khí hạt nhân là một trong những thuộc tính lớn nhất của nó

Quá trình phân hạch hạt nhân có thể hoạt động trong 3 năm mà không bị gián đoạn, đó là lý do tại sao nó là một lựa chọn hữu ích để phát điện, lợi thế này vũ khí hạt nhân cũng có được. Người ta có thể lắp đặt tên lửa trên phương tiện mang, sau đó, tên lửa sẵn sàng ở chế độ chờ phóng trong nhiều năm với yêu cầu bảo trì tối thiểu. Đây là một công nghệ làm tăng yếu tố sẵn sàng và khả năng bảo vệ trong khi vẫn giảm nguy cơ chiến tranh do các nguyên tắc hủy diệt lẫn nhau được đảm bảo.

Nhược điểm

1. Sẽ luôn có những cuộc tranh luận về luân lý và đạo đức về việc sử dụng vũ khí hạt nhân

Vụ Mỹ ném bom Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cho thấy, tổn thất về nhân mạng do vũ khí hạt nhân gây ra sẽ vượt xa những gì mà bất kỳ kẻ diết người hàng loạt nào có thể. Việc hơn 2.000 vụ nổ trong đó từ 145-1980 vụ thử nghiệm trong khí quyển mà các nhà nghiên cứu đã tạo ra để phát triển công nghệ này khiến con người tạo phải tiếp xúc nhiều hơn với phóng xạ. Mỗi cuộc thử nghiệm đều dẫn đến việc phát tán vào môi trường các chất phóng xạ, phân tán và lắng đọng khắp nơi trên hành tinh.

2. Các vụ nổ vũ khí hạt nhân có liên quan trực tiếp đến sự phát triển ung thư

Bức xạ ion hóa là tác nhân gây ung thư tuyến giáp, ung thư vú, phổi và hầu hết các dạng bệnh bạch cầu ở người đã được khoa học chứng minh. Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với bức xạ đến khi phát triển thành bệnh ác tính có thể từ 10-40 năm.

3. Các chi phí trực tiếp cho chương trình vũ khí hạt nhân

Mỹ chi khoảng 35 tỷ USD mỗi năm để xây dựng, nâng cấp, vận hành và duy trì kho vũ khí hạt nhân mà nước này sở hữu; số liệu từ Nga cũng tương đương, trong khi ước tính của bên thứ ba về chi phí để duy trì toàn bộ danh mục các thiết bị nổ này cũng lên tới 25 tỷ USD hoặc cao hơn. Các số liệu chưa không bao gồm chi phí y tế tiềm ẩn của hơn 2,7 triệu người có thể phát triển ung thư trong những năm qua do thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển.

4. Vũ khí hạt nhân tàn phá môi trường

Mỹ đã thử nghiệm một quả bom khinh khí lớn trên đảo san hô Bikini vào năm 1954 trong tổng cộng 67 cuộc thử nghiệm được thực hiện trên quần đảo Marshall, với lần cuối cùng xảy ra vào năm 1958. Chính phủ Mỹ tuyên bố an toàn để tái định cư một số cư dân vào những năm 1970, nhưng kế hoạch đã bị hủy năm 1978 sau khi người ta phát hiện thực phẩm được trồng trên đảo có hàm lượng chất phóng xạ cao.

Một báo cáo năm 2012 của Liên Hợp Quốc cho thấy, các điều kiện ở đó vẫn không thể sống được. Tòa án Nuclear Claims Tribunal đã tuyên chi hơn 2 tỷ USD để bồi thường thiệt hại về đất đai và thương tích trong những năm qua, nhưng quỹ bồi thường đã hoàn toàn cạn kiệt. Vùng đất xung quanh địa điểm thử nghiệm vẫn không thể sử dụng được trừ khi có một nỗ lực tiêu tẩy có mục tiêu và tốn kém.

5. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân tạo ra mối đe dọa khủng bố đáng kể

Nếu có vũ khí hạt nhân, thì sẽ luôn có nguy cơ chúng bị mất vào tay khủng bố. Số quốc gia đang tàng trữ các vật liệu nguy hiểm có thể dẫn đến hạt nhân hóa vũ khí đã giảm từ 52 vào năm 1992 xuống còn hơn 30 hiện nay. Các tổ chức khủng bố giờ đây có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các vật liệu và kiến ​​thức cần thiết để chế tạo những vũ khí này. Một số thậm chí đã tuyên bố ý định tìm kiếm các vật liệu cần thiết để tạo ra sự hủy diệt hàng loạt. Tháng 2/2003 tại Tennessee, thử nghiệm cuối cùng của một phương pháp xử lý muối uranium mới đã tạo ra một vụ nổ và cháy nhỏ. Một số sự cố có từ những năm 1940 liên quan đến việc tên lửa phát nổ, bom vô tình được thả và những sự cố tương tự tổ chức khủng bố có thể có được tài liệu đó.

6. Sự phát triển của vũ khí hạt nhân tạo ra chất thải nguy hại

Ở Mỹ, có hơn 14.000 tấn chất thải hạt nhân do sự hiện diện của vũ khí hạt nhân. Tại Hanford (tiểu bang Washington), từng có 5 nhà xử lý plutonium và 9 lò phản ứng hoạt động đồng thời để sản xuất hơn 60.000 vũ khí hạt nhân. Chất thải nguy hại từ các hoạt động này vẫn được lưu giữ trong gần 200 bể chứa, nơi mà sự rò rỉ vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người lao động hơn 50 năm sau. Mỹ không có kho chứa chất thải hạt được lưu trữ một cách an toàn, đòi hỏi các kỹ thuật quản lý tiên tiến để không tạo ra một loạt các vấn đề trong tương lai.

7. Hệ thống mang xuống cấp có thể khiến vũ khí hạt nhân bị hỏng

Thời gian bảo quản vũ khí hạt nhân có thể không khiến nó xuống cấp nhiều như vũ khí thông thường, nhưng hệ thống mang vũ khí hạt nhân không có được những ưu điểm tương tự. Việc kích nổ có thể thất bại theo nhiều cách khác nhau vì công nghệ và thiết bị hỗ trợ không tương thích. Dự trữ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ dự kiến sẽ duy trì hoạt động ít nhất đến năm 2032, trong khi các thiết bị hải quân lắp đặt trên tàu ngầm chỉ có thể hỗ trợ thêm một thập kỷ. Đến những thời điểm đó, vũ khí sẽ không còn được như ngày nay.

8. Người ta tạo ra vũ khí hạt nhân từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

Người ta thường tạo ra vũ khí hạt nhân từ uranium hoặc plutonium, cả hai đều là nguyên tố phóng xạ được khai thác từ hành tinh. Một chất thứ ba, được gọi là thorium, có thể đến từ chất thải của các lò phản ứng hạt nhân. Nếu chuyển đổi tất cả các tiềm năng năng lượng từ các thiết bị hủy diệt này để đạt kết quả không phát thải, thì vẫn có nguy cơ xảy ra sự cố tan chảy hoặc nổ lò phản ứng có thể tác động xấu đến hành tinh theo nhiều cách khác nhau. Vì chu kỳ bán rã của chất phóng xạ được tạo ra bởi một số công nghệ này có thể lên tới 5.000 năm, những gì mà người ta đang làm hiện nay, sẽ là vấn đề cho các thế hệ tương lai xa.

9. Đòi hỏi kỹ năng cụ thể để phát triển hoặc duy trì vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân có khả năng sử dụng từ xa, nhưng đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề cao để khai thác lợi thế này. Các kỹ sư và nhà khoa học cần thiết để đảm bảo khả năng tồn tại của công nghệ này trong suốt vòng đời của nó. Các quân nhân có thể được đào tạo để phóng, vận hành hoặc quản lý chất nổ, nhưng họ thường không chịu trách nhiệm về việc bảo quản. Nếu những người biết cách quản lý công nghệ này biến mất vì bất kỳ lý do gì, ở bất kỳ quốc gia nào, thì rủi ro cho khu vực đó và phần còn lại của thế giới sẽ tăng lên đáng kể.

10. Chúng ta vẫn đang giải quyết hậu quả thử vũ khí hạt nhân

Mỹ là tác giả của hơn 50% tổng số vụ thử vũ khí hạt nhân diễn ra từ những năm 1940 đến năm 1992. Một ví dụ về nhược điểm này là Dự án Rulison - dự án thử nghiệm hạt nhân 40 kiloton dưới lòng đất giữa các thị trấn nhỏ Rifle và Parachute ở Colorado, là dự án duy nhất vì mục tiêu nghiên cứu tác động của vũ khí hạt nhân đối với việc giải phóng các nguồn năng lượng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nó có thể giải phóng lượng khí tự nhiên cao, nhưng nó cũng làm ô nhiễm nhiên liệu nên không thích hợp để sưởi ấm trong nhà hoặc nấu ăn.

Vũ khí hạt nhân tồn tại như một mối đe dọa. Vấn đề đảm bảo hủy diệt lẫn nhau luôn để lại mối đe dọa kéo dài đối với nhân loại nói chung. Nếu hai siêu cường chẳng hạn như Nga và Mỹ quyết định tiến hành các vụ tấn công trả đũa lại sẽ mang lại những hậu quả toàn cầu. Chúng ta có thể không nghĩ đến việc một tên lửa từ trên trời rơi xuống mỗi ngày, nhưng lịch sử dạy chúng ta phải tiếp tục nâng cao cảnh giác trong việc bảo vệ nhân loại trước những nguy cơ mà vũ khí hạt nhân tạo ra./.

Theo VOV

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.