Quốc tang đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra trong 2 ngày, từ 3/5

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 3/5 và ngày 4/5/2019), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Quốc tang đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra trong 2 ngày, từ 3/5

Thực hiện nghi thức treo cờ rủ trong ngày Quốc tang, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Thông cáo đặc biệt về việc đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước từ trần.

Trong thông cáo có thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh.

Tang lễ đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tổ chức theo nghi thức Quốc tang .

Linh cữu đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh quàn tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, ngày 3/5/2019, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh từ 11 giờ cùng ngày 3/5/2019, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ an táng từ 17 giờ cùng ngày 3/5/2019 tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, tại Hội trường Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tổ chức Lễ viếng , Lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh .

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 3/5 và ngày 4/5/2019), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam), sinh ngày 01/12/1920; quê quán: Xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế; thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1937; vào Đảng tháng 5/1938.

Quá trình công tác

Năm 1937, đồng chí tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); tháng 5/1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1939-1943, địch khủng bố mạnh, mất liên lạc, đồng chí vào Hội An, Đà Lạt, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một tham gia hoạt động trong các hội Ái hữu.

Tháng 3/1944, đồng chí bắt liên lạc được với tổ chức và được giao nhiệm vụ hoạt động trong các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi, Xa Can, Xa Cát.

Đầu năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng trung kiên trong các nghiệp đoàn, chuẩn bị đấu tranh võ trang.

Tháng 8/1945, đồng chí được phân công phụ trách chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền ở các đồn điền cao su và hai huyện Hớn Quản, Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Thời gian này, đồng chí tham gia Quân đội, chỉ huy giành chính quyền ở Lộc Ninh, tham gia tỉnh uỷ lâm thời, phụ trách quân sự phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một.

Tháng 11/1946 đến tháng 10/1948, đồng chí làm Chính trị viên Chi đội 1 (sau là Trung đoàn 301), Trung đoàn Ủy viên, Tỉnh Ủy viên Thủ Dầu Một.

Tháng 10/1948 đến tháng 12/1948, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 7, Quân khu Ủy viên.

Tháng 1/1949 đến tháng 10/1949, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 8, Quân khu Ủy viên.

Tháng 11/1949 đến tháng 5/1950, đồng chí làm Tham mưu trưởng Quân khu Sài Gòn-Chợ lớn, Quân khu Ủy viên.

Tháng 6/1950 đến tháng 12/1950, đồng chí làm Tham mưu trưởng Khu 7.

Tháng 1/1951, đồng chí làm Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Tháng 5/1955, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/1957, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 12/1958, đồng chí được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1961, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1963, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1965, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân ủy Miền.

Năm 1968, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân ủy Miền.

Năm 1969, đồng chí giữ chức Tư lệnh Khu 9, Phó Bí thư Khu ủy.

Năm 1974, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy viên Quân ủy Miền. Đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm từ Đại tá lên Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (tháng 4/1974).

Năm 1975, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam.

Tháng 5/1976, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân Khu ủy.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 6/1978, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Tháng 1/1981, đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 6/1981, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 12/1984, đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1987, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 9/1992, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, làm Thường vụ Bộ Chính trị.

Tháng 12/1997, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VIII, đồng chí xin thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến tháng 4/2001.

Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khoá VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9/1992 đến tháng 12/1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến tháng 4/2001); Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX.

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...