Quốc tế Lao động thời Covid-19

1/5 là dịp thường diễn ra các cuộc biểu tình và hoạt động chào mừng trên khắp thế giới, nhưng năm nay, nhiều nước phải sáng tạo ra cách mới để kỷ niệm.

Covid-19 đã khiến kinh tế toàn cầu rơi vào khó khăn, khiến lượng lớn người lâm vào cảnh thất nghiệp. Để tuân thủ quy định “cách biệt cộng đồng”, lãnh đạo các công đoàn đã chọn cách hoãn các cuộc tụ họp hoặc tổ chức sự kiện trực tuyến.

Quốc tế Lao động thời Covid-19

Cảnh sát Đức được triển khai các nhóm cánh tả chuẩn bị biểu tình ở Berlin ngày 1/5. Ảnh: Reuters.

Tại Pháp , nơi vẫn đang áp lệnh phong tỏa, người dân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động trên mạng xã hội hoặc hò reo từ ban công. "Đây là cơ hội để thúc đẩy các yêu cầu xã hội mà chúng tôi từ lâu đã bảo vệ và cuộc khủng hoảng đang phơi bày rõ ràng", Philippe Martinez, tổng thư ký của công đoàn CGT, nói.

Hy Lạp yêu cầu các công đoàn trì hoãn các cuộc diễu hành hơn một tuần. Công đoàn GSEE kêu gọi tổng đình công vào ngày 1/5, họ cũng đề xuất mọi người thể hiện cử chỉ cám ơn các nhân viên y tế.

Liên minh công đoàn CGTP của Bồ Đào Nha dự kiến tập hợp các lãnh đạo công đoàn trên tuyến đường vốn diễn ra những cuộc diễu hành ngày 1/5 hàng năm. Họ sẽ đứng cách nhau 4 m, vẫy cờ và áp phích.

Phần Lan có truyền thống tổ chức các buổi dã ngoại chung quy mô lớn trước các cuộc diễu hành của công đoàn. Nhưng năm nay, chỉ số ít người tụ tập quanh bức tượng Manta ở Quảng trường Chợ tại Helsinki. Cảnh sát tăng cường tuần tra khu vực vì Phần Lan cấm tụ tập hơn người.

Giới chức khuyến khích người Phần Lan kỷ niệm ngày lễ trực tuyến. Một số nhà hàng ở thủ đô phát trực tiếp hướng dẫn pha cocktail và thử rượu. Họ cung cấp các món ăn truyền thống trong ngày 1/5 bằng cách giao hàng tận nhà.

“Chúng tôi phải sáng tạo, tìm ra những cách mới vẫn đảm bảo được tương tác và tạo ra sự gắn kết với nhau”, chủ nhà hàng Filippo Phoumsavanh tại Helsinki nói.

Trong khi đó, tại Hong Kong , nhiều người vẫn kêu gọi tổ chức biểu tình chống chính quyền vào ngày 1/5. Giới chức thành phố cho biết họ điều động 3.000 cảnh sát chống bạo động, chuẩn bị sẵn hơi cay, đạn cao su, vòi rồng để giải tán đám đông nếu cần thiết. Hong Kong cấm tụ tập 4 người trở lên để đề phòng nCoV lây lan.

Tại Đức , một số nhóm cực hữu và cực tả vẫn xúc tiến các cuộc biểu tình ở Berlin. Tuy nhiên, ban tổ chức kêu gọi người biểu tình giữ khoảng cách với nhau, che mũi và miệng. "Chúng tôi thực hiện nghiêm túc biện pháp bảo vệ và sẽ hành động có trách nhiệm", đại diện của các nhóm cực tả nói.

“Ngày 1/5 không được trở thành Ischgl thứ hai”, Bộ trưởng Nội vụ Berlin Andreas Geisel nói, đề cập đến khu trượt tuyết Áo đã trở thành điểm nóng Covid-19 hồi đầu năm nay. “Tôi không muốn các cuộc biểu tình dẫn đến nguy hiểm về sức khỏe. Cảnh sát cần kiên quyết giữ vững các quy tắc”, ông nói thêm.

Theo VNE

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.
Nhiều trẻ em tử vong do không thể rời khỏi Gaza

Nhiều trẻ em tử vong do không thể rời khỏi Gaza

Các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trẻ em tại Dải Gaza đang chết trong đau đớn vì thiếu các hoạt động cấp cứu trong bối cảnh chính quyền Israel ngày càng ít chấp thuận sơ tán y tế cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này này sau khi đóng cửa khẩu Rafah.