Quy định mới về chế độ, chính sách với sĩ quan tại ngũ chuyển sang công chức quốc phòng

(Baohatinh.vn) - Sĩ quan tại ngũ nếu có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù, thì khi chuyển sang công chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

Ngày 1/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng.

bqbht-br-bo-chqs-tinh-1.jpg
Ảnh minh họa

Theo đó, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP về chính sách đối với sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Sĩ quan tại ngũ nếu có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù, thì khi chuyển sang công chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này.

Trường hợp do yêu cầu của quân đội, công chức quốc phòng lại chuyển sang sĩ quan thì khi thôi phục vụ tại ngũ, thời gian đã được tính trợ cấp một lần cho thời gian tăng thêm do quy đổi nêu trên không được tính lại.

Theo điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 52/2025/NĐ-CP:

Sĩ quan đã chuyển ngành, đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu;

Sĩ quan tại ngũ chuyển sang công chức quốc phòng khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển sang công chức quốc phòng thì được thực hiện cách tính lương hưu như đối với sĩ quan chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định này.

Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 52/2025/NĐ-CP:

6. Sửa đổi, bổ sung tên điều; đoạn mở đầu và một số điểm của khoản 1 Điều 9 Nghị định 21/2009/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi tên điều và đoạn mở đầu khoản 1 như sau:

“Điều 9. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ tại ngũ hoặc khi hy sinh, từ trần

1. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ hoặc khi hy sinh, từ trần. Cụ thể như sau:”.

b) Sửa đổi điểm b, điểm c khoản 1 như sau:

“b) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề có tính chất đặc thù được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 4 tháng;

c) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc ngành nghề có tính chất đặc thù được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 2 tháng”.

Ngoài ra, chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP vẫn được giữ nguyên. Cụ thể là:

Sĩ quan tại ngũ thuộc diện chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng theo quy định, được xếp lương theo diện bố trí mới phù hợp với nhóm, ngành cán bộ được sắp xếp; trình độ học vấn, đào tạo; thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc bậc lương hiện tại.

Trường hợp hệ số mức lương mới được xếp thấp hơn hệ số mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển diện bố trí thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương của sĩ quan so với hệ số mức lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.