Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Trong lịch sử Mỹ, có 5 lần người đắc cử tổng thống ít phiếu phổ thông hơn người thất cử và gần đây nhất là trường hợp ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Nước Mỹ bước vào thế kỷ 21 với một cuộc bầu cử tổng thống lịch sử. Cuộc đua giữa ứng viên đảng Cộng hòa George W. Bush và ứng viên đảng Đảng Dân chủ Albert Arnold Gore Jr năm 2000 được coi là một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất trong những thập kỷ gần đây, cho thấy những phức tạp liên quan đến việc lá phiếu của Đại cử tri đoàn quan trọng hơn là các lá phiếu phổ thông.

Chiến thắng của George W. Bush được định đoạt tại Tòa án Tối cao, theo đó ông nhiều hơn đối thủ 537 phiếu phổ thông ở Florida và giành cả 25 phiếu đại cử tri ở bang này, qua đó đem lại chiến thắng cuối cùng là 271 phiếu đại cử tri và đắc cử tổng thống. Ông Bush đắc cử dù thua đối thủ Al Gore tới 500.000 phiếu phổ thông trên toàn quốc.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Năm 2000, George W. Bush đắc cử tổng thống Mỹ dù thua đối thủ Al Gore tới 500.000 phiếu phổ thông trên toàn quốc

Đó không phải là lần đầu tiên xảy ra một tình huống như vậy và có lẽ cũng sẽ không phải là lần cuối cùng.

Trong lịch sử Mỹ, có 5 lần người đắc cử tổng thống ít phiếu phổ thống hơn người thất cử và lần gần đây nhất là cuộc bầu cử năm 2016, khi ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton nhiều hơn ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông nhưng vẫn thất cử vì thua số phiếu đại cử tri. Con số gần 3 triệu phiếu phổ thông này cũng là cách biệt lớn nhất từ trước đến nay của một ứng cử viên thua cuộc.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Các đại biểu tham gia Hội nghị Lập hiến năm 1787 đã tranh luận về rất nhiều điều và một trong những bất đồng lớn nhất của họ là cách người Mỹ bầu tổng thống của mình như thế nào.

Một vài người trong số các nhà lập quốc tin rằng một cuộc bầu cử trực tiếp trên toàn quốc sẽ là phương pháp dân chủ nhất. Những người khác lại cho rằng một cuộc bỏ phiếu phổ thông trực tiếp là không công bằng, vì nó sẽ trao quá nhiều quyền lực cho các bang lớn hơn, đông dân hơn. Họ cũng lo ngại rằng dư luận có thể bị thao túng quá dễ dàng.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Trong lịch sử Mỹ, có 5 lần người đắc cử tổng thống ít phiếu phổ thông hơn người thất cử.

Kết quả của cuộc tranh cãi này là Đại cử tri đoàn, hệ thống mà người dân Mỹ bỏ phiếu không phải trực tiếp cho tổng thống và phó tổng thống, mà cho một nhóm nhỏ hơn, được gọi là đại cử tri. Các đại cử tri này sau đó bỏ phiếu trực tiếp cho tổng thống và phó tổng thống, tại một cuộc họp được tổ chức vài tuần sau cuộc bầu cử.

Các nhà lập quốc coi đây là một sự thỏa hiệp giữa bầu cử tổng thống trực tiếp bằng phương thức phổ thông đầu phiếu với một cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống của các thành viên trong Quốc hội – một hình thức bị xem là thiếu dân chủ.

Có tổng số 538 đại cử tri, bao gồm một đại cử tri cho mỗi thượng nghị sĩ, một hạ nghị sỹ của Mỹ và ba đại cử tri đại diện cho Đặc khu Columbia (thủ đô Washington D.C.). Các ứng cử viên tổng thống cần phải có ít nhất 270 phiếu đại cử tri để giành được Nhà Trắng. Trong hầu hết các cuộc bầu cử người chiến thắng trong Đại cử tri đoàn cũng là người chiến thắng số phiếu phổ thông trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Hiến pháp Mỹ quy định, các đại cử tri không thể là thành viên của Quốc hội hoặc giữ chức vụ liên bang. Các bang sẽ tự quyết định các tiêu chí khác để lựa chọn đại cử tri. Theo Tu chính án thứ 14, được phê chuẩn sau Nội chiến, các đại cử tri cũng không được là bất kỳ ai đã tham gia vào cuộc nổi dậy hoặc nổi dậy chống lại Mỹ, hay viện trợ cho kẻ thù của nước này.

Theo Hiến pháp, mỗi bang có số đại cử tri bằng tổng số hạ nghị sỹ và thượng nghị sĩ mà bang đó có trong Quốc hội. Các cơ quan lập pháp của tiểu bang chịu trách nhiệm lựa chọn đại cử tri, nhưng cách thức thực hiện điều này cũng khác nhau giữa các tiểu bang. Cho đến giữa những năm 1800, thông thường nhiều cơ quan lập pháp của bang chỉ định đại cử tri, trong khi các bang khác để cho công dân của họ quyết định về đại cử tri.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Bà Clinton nhiều hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông nhưng thất cử vì thua số phiếu đại cử tri - Ảnh: Getty Images

Ngày nay, phương pháp phổ biến nhất để lựa chọn đại cử tri là theo đại hội đảng cấp bang. Đại hội bang của mỗi đảng phái chính trị đề cử một nhóm đại cử tri và một cuộc bỏ phiếu được tổ chức tại đại hội. Ở một số tiểu bang nhỏ hơn, đại cử tri được chọn từ cuộc bỏ phiếu của ủy ban trung ương đảng của tiểu bang.

Dù bằng cách nào, các đảng phái chính trị thường chọn những người mà họ muốn “đền đáp” vì sự phục vụ và ủng hộ đối với đảng. Các đại cử tri có thể là quan chức được bầu hoặc lãnh đạo đảng trong tiểu bang hoặc những người có mối quan hệ cá nhân hoặc công việc nào đó với ứng cử viên tổng thống của đảng.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Vấn đề gây tranh cãi của hệ thống Đại cử tri đoàn là ở chỗ một ứng viên giành được nhiều phiếu phổ thông hơn đối thủ trên toàn quốc, nhưng vẫn thất cử. Điều này xảy ra khi ứng viên đó thắng lớn ở các bang đông dân nhưng thua sít sao ở các bang chiến địa, và cuối cùng thua số phiếu đại cử tri.

Đây cũng chính là yếu tố định hình cách thức vận động chính trị của các ứng cử viên tổng thống.

Trong một bài viết gần đây trên New York Times, Jesse Wegman giải thích rằng: “Ngày nay, 48 tiểu bang áp dụng nguyên tắc ‘người thắng được cả’. Do đó, hầu hết các bang có truyền thống ủng hộ đảng này hay đảng kia được coi là an toàn. Cho dù đảng yếu thế hơn có dốc sức vận động thế nào, thì điều đó cũng không thay đổi. Các bang quan trọng đối với một trong hai đảng là các bang “chiến trường”, đặc biệt là các bang lớn hơn như Florida hay Pennsylvania, nơi mà vài nghìn hoặc thậm chí vài trăm phiếu bầu chênh lệch là có thể chuyển toàn bộ số phiếu đại cử tri từ ứng cử viên này sang ứng cử viên khác”.

Do đó, các chiến dịch vận động tranh cử chỉ tập trung vào những vấn đề quan trọng ở các bang chiến địa như khai thác dầu đá phiến ở Pennsylvania hay thuốc kê đơn ở Florida. Các vấn đề như biến đổi khí hậu ở California và các vấn đề giao thông ở New York đều được bỏ qua một cách thuận tiện.

Một nguồn gốc khác của sự bất mãn đối với hệ thống đại cử tri đoàn là các đại cử tri bất tuân - những người bỏ phiếu cho một ứng cử viên khác không phải là ứng cử viên mà họ đã cam kết. Điều này đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2016 khi đã có những đại cử tri bất tuân và không bỏ phiếu cho ông Trump.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Từ năm 1796 đến 2016, có khoảng 180 đại cử tri không bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống và phó tổng thống giành được đa số phiếu phổ thông ở bang của họ. Tuy nhiên, trong lịch sử Mỹ, các đại cử tri bất tuân này lại chưa bao giờ là yếu tố quyết định kết quả bầu cử tổng thống.

Vào cuối những năm 1960 và 1970, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, 65-80% cử tri ủng hộ việc bãi bỏ Đại cử tri đoàn và chuyển sang bầu tổng thống bằng hình thức phổ thông đầu phiếu.

Thậm chí, năm 1969, Hạ viện Mỹ đã từng phê chuẩn dự thảo sửa đổi hiến pháp theo đó bãi bỏ đại cử tri đoàn với số phiếu áp đảo. Tuy nhiên sau 1 thập kỷ tranh cãi dai dẳng, dự thảo này cuối cùng vẫn thất bại ở Thượng viện, dù nhận được 51/100 phiếu thuận. Để thông qua một Tu chính án, cần phải có sự ủng hộ của 2/3 số thành viên Thượng viện, tức là 67 phiếu.

Theo ông Alex Keyssar, nhà sử học kiêm giáo sư Lịch sử và Chính sách xã hội tại Đại học Harvard, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tỷ lệ ủng hộ bãi bỏ đại cử tri đoàn chỉ dao động trên 60%, bao gồm đa số đảng Dân chủ và cả đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử năm 2016, cuộc thăm dò của Gallup lại cho thấy sự ủng hộ đối với Đại cử tri đoàn lại gia tăng. Công ty thăm dò này giải thích: “Sau cuộc bầu cử năm 2016, tỷ lệ đảng viên Cộng hòa muốn thay thế Đại cử tri đoàn bằng một cuộc bỏ phiếu phổ thông đã giảm đáng kể”.

Những vấn đề của Đại cử tri đoàn có thể sẽ lại gây tranh cãi trong cuộc bầu cử năm nay trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và số lượng lá phiếu gửi qua thư tăng lên mức cao lịch sử.

Trong một bài viết trên New York Times, phóng viên chuyên mảng chính trị Shane Goldmacher cho rằng: “Sự lộn xộn của các quy tắc và thời hạn nhận phiếu bầu qua thư của các tiểu bang, bao gồm cả ở các chiến trường như Pennsylvania và Wisconsin, tất cả những yếu tố đó cho thấy một điều chắc chắn là sẽ khó có thể định rõ người chiến thắng trong một cuộc đua sít sao ngay trong ngày 3/11”.

Ông cho rằng, công chúng và các chính trị gia nên giảm bớt kỳ vọng về thời điểm cuộc bầu cử năm 2020 có một kết quả rõ ràng mười mươi.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Phân tích bản đồ đại cử tri của NPR ở thời điểm sát nút cuộc bầu cử cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang nắm giữ lợi thế rõ ràng, trong khi con đường của Tổng thống Trump là khá hẹp nhưng không phải là bất khả thi với các tình huống khó đoán ở các bang dao động.

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Tình huống tỷ lệ phiếu đại cử tri Biden-Trump là 279-125 theo phân tích của NPR ngày 31/10

Trong số các bang có xu hướng hoặc có khả năng cao ủng hộ một ứng cử viên cụ thể, Biden dẫn trước 279 phiếu đại cử tri so với 125 phiếu đại cử tri của Trump. Một ứng cử viên cần 270 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng cuối cùng để trở thành tổng thống. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi Trump giành chiến thắng ở tất cả các bang dao động, thì vẫn thiếu 11 phiếu đại cử tri và sẽ cần phải giành được ít nhất một bang hiện đang nghiêng về phía ứng viên Biden. Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đang để mắt đến bang Pennsylvania.

Trong tháng 10 này, NPR đã chuyển Arizona từ thiên Dân chủ sang dao động; Texas - sau nhiều do dự - từ thiên Cộng hòa sang dao động; Montana từ chắc chắn ủng hộ Đảng Cộng hòa có khả năng thành thiên Cộng hòa; và New Hampshire từ chắc chắn ủng hộ Dân chủ sang thiên Dân chủ.

Ông Trump đã đối mặt với tình huống khó khăn tương tự vào năm 2016, mặc dù nếu ông giành chiến thắng lần này, nó sẽ cho thấy sai sót thăm dò dư luận thậm chí còn lớn hơn đã từng ghi nhận ở các bang chủ chốt cách đây 4 năm.

Dù bài toán đặt ra cho ông Trump tương đối khó khăn, nhưng không có nghĩa là ông mất hết cơ hội. Cách biệt của ông với đối thủ bằng với biên độ sai số trong các cuộc thăm dò dư luận ở tất cả 7 tiểu bang chiến địa và một khu vực quốc hội dao động ở Maine. (Không giống như mọi tiểu bang khác, Nebraska và Maine không áp dụng nguyên tắc người chiến thắng được cả, mà phân bổ số phiếu đại cử tri của mình thông qua sự kết hợp giữa phiếu bầu toàn tiểu bang và phiếu bầu của khu vực quốc hội.)

Quyền lực của đại cử tri đoàn trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Tình huống tỷ lệ phiếu đại cử tri Biden-Trump là 259-259 theo phân tích của NPR ngày 31/10

Ở Texas và Ohio, Trump hiện đang dẫn trước Biden trong số các cuộc thăm dò dư luận trung bình. Ở những nơi khác - Georgia, Iowa, Florida, Bắc Carolina, Arizona và quận quốc hội thứ 2 của Maine - Biden dẫn trước trung bình khoảng 3 điểm phần trăm hoặc ít hơn.

Nếu tất cả những khu vực này đều không ủng hộ ông Trump, và nếu tất cả các bang nghiêng về Biden ngoại trừ Pennsylvania đều trung thành với cựu Phó Tổng thống, thì bản đồ đại cử tri là 259-259.

Điều đó sẽ khiến Pennsylvania trở thành bang quyết định. Đây cũng là một bang có thể mất nhiều thời gian hơn để kiểm phiếu trong năm nay, bởi vì bang này vốn không thường xử lý số lượng các lá phiếu gửi qua thư nhiều như năm nay. Điều đó có thể dẫn đến kịch bản kết quả bầu cử sẽ khó có thể rõ ràng ngay trong đêm bầu cử.

Ông Biden luôn dẫn trước ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận trên toàn quốc cũng như ở các bang chiến địa dù với cách biệt nhỏ hơn. Dù vậy, đây cũng là kịch bản mà đảng Dân chủ đã từng gặp năm 2016 khi bà Clinton dẫn trước ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận nhưng cuối cùng vẫn thất cử. Năm nay, có lẽ phải tới khi tất cả các phiếu bầu đã được kiểm mới có thể biết được Joe Biden sẽ mở tiệc mừng hay chiến thắng lại gọi tên Donald Trump./.

Theo VOV

Đọc thêm

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

Ngày 22/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu

Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu

Cảnh sát tại nhiều nước châu Âu đã bắt giữ 43 người và thu giữ 520 triệu euro (547 triệu USD) trong cuộc điều tra của Văn phòng Công tố châu Âu (EPPO) và cảnh sát Italy về hành vi trốn thuế giá trị gia tăng (VAT) thông qua rửa tiền cũng như điều tra các hoạt động tội phạm có tổ chức.
Mexico tịch thu hơn 42 tấn ma túy trong hơn 1 tháng

Mexico tịch thu hơn 42 tấn ma túy trong hơn 1 tháng

Chính phủ Mexico hôm 12/11 (giờ địa phương) cho biết đã bắt giữ hơn 3.015 đối tượng và tịch thu hơn 42 tấn ma túy trong các chiến dịch truy quét tội phạm được triển khai kể từ khi Tổng thống Claudia Sheinbaum nhậm chức ngày 1/10 đến nay.
Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết nước này sẽ tiếp tục dồn toàn lực tấn công phong trào Hezbollah tại Liban và sẽ không có lệnh ngừng bắn.