Rác "vây" đường vượt lũ ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Rác thải sinh hoạt được chất đống, vương vãi khắp lòng lề đường, bốc mùi hôi thối nồng nặc là tình trạng xảy ra từ lâu trên tuyến đường vượt lũ của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

bht_anh 1.jpg
Tuyến đường vượt lũ (thuộc địa phận các xã Tùng Châu, Trường Sơn và Liên Minh) có chiều dài gần 2km, rộng khoảng 4m. Ngay trên trục đường này, 3 địa phương đã bố trí 3 điểm tập kết rác ở các khu vực khác nhau.
bht_anh 2.jpg
Điểm tập kết rác của xã Trường Sơn có diện tích khoảng 400m2, được rào chắn bao quanh và để đảm bảo về môi trường.
bht_anh 3.jpg
Nằm ngay đối diện là điểm tập kết rác của xã Liên Minh, với lượng rác thải ùn ứ lớn. Điểm tập kết này đã tràn rác thải ra phía ngoài khu vực đường đi lại.
bht_anh 4.jpg
Cũng trong tình trạng rác thải ùn ứ cả lề đường lẫn lòng đường, điểm tập kết rác của xã Tùng Châu gây ảnh hưởng đến đi lại của người dân. Những điểm tập kết dọc lề đường này dài khoảng 40 – 60m với đủ loại rác thải sinh hoạt từ chai lọ, thức ăn thừa, chăn gối… tràn xuống lòng đường.
bht_anh5 (1).jpg
“Gặp thời tiết nắng nóng thì dọc tuyến đường này bốc mùi hôi thối nồng nặc do rác tập kết ngay tại đường đi, mùa mưa thì các túi rác lớn nhỏ bị trôi xuống ruộng sản xuất của người dân, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn khi sản xuất. Nhìn từ đầu đến cuối tuyến đường này chẳng có gì ngoài... rác”, bà T.T.B – một người dân xã Trường Sơn bức xúc.
bht_anh6.jpg
Ngoài ra, tại các bãi tập kết phía gần ruộng của người dân xuất hiện những điểm tự xử lý rác bằng phương pháp đốt, để lại từng bãi thải màu đen lẫn các túi ni-lông chưa phân huỷ gây ô nhiễm nặng. Trong ảnh: Khu vực tập kết rác của xã Tùng Châu.
bht_anh 7 (1).jpg
Ông Trần Văn Hải – HTX Dịch vụ Môi trường thị trấn Đức Thọ cho biết: Đơn vị nhận vận chuyển rác từ 2 bãi tập kết của xã Trường Sơn và Liên Minh theo định kỳ để đưa vào nhà máy xử lý rác ở huyện Kỳ Anh. Còn tại vị trí của xã Tùng Châu, chúng tôi đã hỗ trợ một số chuyến xe để đưa rác thải mới tập kết đi xử lý, số rác thải cũ khó xử lý thì đơn vị không vận chuyển.

Tình trạng rác thải ùn ứ trên tuyến đường là do quá nhiều, không được vận chuyển kịp thời. Chúng tôi chỉ nhận vận chuyển rác đi xử lý còn việc tập kết rác thải bừa bãi thuộc về trách nhiệm của chính HTX môi trường từng địa phương.

Ông Trần Văn Hải – HTX Dịch vụ Môi trường thị trấn Đức Thọ

Video: Rác thải ùn ứ trên tuyến đường vượt lũ ở Đức Thọ.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.