Rừng Amazon vẫn cháy, Tổng thống Brazil cảnh báo quốc tế "không can dự"

Giữa bối cảnh chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng xung quanh nạn cháy rừng tại Amazon, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 22-8 cho biết nguyên nhân cháy có thể là do hoạt động nông nghiệp bất hợp pháp, đồng thời, cảnh báo các nước khác không can thiệp vào vấn đề này.

Rừng Amazon vẫn cháy, Tổng thống Brazil cảnh báo quốc tế “không can dự”

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro kêu gọi các nước khác không can dự vào việc của nước này. Ảnh Reuters.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đều đăng tải trên Twitter bày tỏ lo ngại về những đám cháy tại rừng Amazon đã “phá kỷ lục” trong năm nay, tàn phá khu rừng được coi là lá phổi xanh của Trái Đất và có vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu.

Ông Macron trên Twitter đã gọi vụ cháy rừng Amazon là “khủng hoảng toàn cầu” và nên được thảo luận tại G7, hội nghị khai mạc tại Biaritz, Pháp vào ngày 24-8 này. Trong khi đó, ông Guterres bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và nói thêm rằng cộng đồng quốc tế không thể để “tổn hại nào thêm đến nguồn oxy chính của hệ sinh thái”.

Trước diễn biến này, ông Bolsonaro đã phản ứng một cách giận giữ và coi đây là hành động can thiệp nội bộ.

“Những quốc gia gửi tiền về đây, họ không gửi vì mục đích từ thiện đâu. Họ gửi tiền vào đây vì mục đích muốn can thiệp vào chủ quyền của chúng ta”, Tổng thống Brazil phát biểu trong một chương trình trực tiếp trên Facebook.

Rừng Amazon vẫn cháy, Tổng thống Brazil cảnh báo quốc tế “không can dự”

Rừng Amazon đang cháy với tốc độ kỷ lục. Ảnh Reuters.

Trước đó, cũng trong ngày 22-8, ông này nhận định Brazil không đủ nguồn lực để kiểm soát các đám cháy.

“Rừng Amazon có diện tích còn lớn hơn châu Âu, làm sao bạn có thể chiến đấu với giặc lửa trên diện tích rộng như vậy? Chúng ta không có đủ nguồn lực để làm điều đó”, ông Bolsonaro nói.

Đến nay, các vụ cháy tại rừng Amazon đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của chính phủ Brazil. Mặc dù các vụ hỏa hoạn là chuyện thường xuyên và cũng xảy ra một cách tự nhiên trong mùa khô, các nhà môi trường đổ lỗi cho việc gia tăng mạnh mẽ hoạt động nông nghiệp ở khu vực này khi nhiều diện tích rừng bị chặt phá nhường chỗ cho các đồng cỏ nông nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động nông nghiệp gia tăng ở khu vực Amazon có một phần được khích lệ bở Tổng thống Brazil mới nhậm chức tháng 1 vừa qua. Ông Bolsonaro từng nhiều lần nói rằng ông tin là Brazil nên mở rộng cửa Amazon vì lợi ích kinh danh, cho phép các công ty khai thác khoáng sản, hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ, khai thách tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Ngày 21-8, ông này lỗi cho các tổ chức phi chính phủ đã dựng nên các vụ cháy, mà không cung cấp bằng chứng, ngay hôm sau, ông Bolsonaro lại nói rằng hoạt động nông nghiệp có thể là nguyên nhân đằng sau đám cháy.

Rừng Amazon vẫn cháy, Tổng thống Brazil cảnh báo quốc tế “không can dự”

Nhiều người cho rằng hoạt động nông nghiệp chưa được kiểm soát đã dẫn đến thảm họa cháy rừng này. Ảnh Reuters.

Các công tố viên liên bang ở Brazil cho biết họ đang điều tra sự đột biến trong nạn phá rừng và cháy rừng hoành hành ở bang Pará để xác định xem cơ quan chức năng có giảm hoạt động giám sát và thực thi bảo vệ môi trường hay không.

Colombia, nằm ở phía Bắc Amazon cũng đã đề nghị giúp đỡ trong vấn đề này. Đầu tháng này, Na Uy và Đức đã đình chỉ tài trợ cho các dự án nhằm hạn chế nạn phá rừng ở Brazil sau khi bị báo động bởi những thay đổi về cách thức các dự án được lựa chọn dưới thời ông Bolsonaro. Vào thời điểm đó, khi được hỏi về việc mất tài trợ của Đức, ông Bolsonaro cho biết, Brazil Brazil không cần điều đó.

Brazil đang phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với việc xử lý vụ cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon, trong đó 60% diện tích rừng nằm ở nước này.

Theo CAND

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.