Sau nhiễm COVID-19, khi nào cần gặp bác sĩ tim mạch?

Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID. Bảng sau sẽ liệt kê một số triệu chứng về tim mạch thường gặp sau khi bạn nhiễm COVID-19 và tình huống liên quan bạn nên làm.

1. Bảng triệu chứng về tim mạch thường gặp sau nhiễm COVID-19 và hướng xử trí

Sau nhiễm COVID-19, khi nào cần gặp bác sĩ tim mạch?

2. Khó thở hoặc đau ngực sau nhiễm COVID-19 có phải là dấu hiệu khẩn cấp không?

2.1 Khó thở

Bạn cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào của bạn nghiêm trọng, đặc biệt là khó thở. Để lượng hóa tính chất nặng của khó thở , bạn nên sử dụng thiết bị đo bão hòa O2 (oxy)-SpO2 hiện có sẵn trên thị trường và rất dễ sử dụng.

Khó thở không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu bạn có triệu chứng đó kèm theo mức SpO2 thấp (dưới 92%) thì là có vấn đề và cần liên hệ bác sĩ ngay.

Đôi khi, nhiều người có khó thở khi gắng sức sau COVID-19 có thể là do họ đã ít hoạt động trong một thời gian dài và cần có thời gian thích nghi và luyện tập trở lại theo hướng dẫn.

Cần cảnh giác nếu bạn bị đau ngực dữ dội kèm khó thở, choáng váng ...

2.2 Đau ngực

Đau ngực kéo dài là một triệu chứng, một phàn nàn khá phổ biến khác sau nhiễm COVID19.

Đa số đau ngực nhẹ và không có dấu hiệu nào đi kèm như bảng trên thì có thể không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau ngực coi là trầm trọng nếu tình trạng đau ngực dữ dội, hoặc đau dai dẳng hoặc kèm theo bạn thấy buồn nôn, khó thở hoặc choáng váng… Hãy cảnh giác, đây có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

Nếu bạn bị đau ngực khi hít vào, bạn có thể bị viêm phổi.

Còn nếu đau ngực đột ngột, dữ dội kèm khó thở, có thể bạn bị cục máu đông trong mạch phổi (thuyên tắc phổi), là một bệnh trầm trọng cần cấp cứu.

3. Nên liên hệ bác sĩ tại trạm y tế (bác sĩ gia đình) hay bác sĩ chuyên khoa tim mạch?

Nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng và bạn chưa bao giờ có vấn đề về tim trước đây cũng như không có nguy cơ nhiều nhưng bạn muốn được kiểm tra, bạn chỉ cần đến trạm y tế địa phương hoặc phòng khám các bác sĩ gia đình.

Khi bạn có các dấu hiệu trầm trọng (như đã liệt kê trên) hoặc bạn có bệnh tim mạch từ trước và nguy cơ cao, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Nếu có sẵn bệnh tim mạch từ trước, sau COVID-19 người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

4. Vấn đề suy tim sau nhiễm COVID-19

Bị suy tim sau COVID-19 là có thể gặp tuy khá hiếm. Nếu bạn bị khó thở hoặc phù chân sau COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ tùy theo mức độ. Các bác sĩ tuyến cơ sở có thể đánh giá và giới thiệu bạn khám chuyên khoa với bác sĩ tim mạch.

Dấu hiệu quan trọng của suy tim là khó thở, nhưng khỏ thở còn có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, bao gồm viêm phổi liên quan đến COVID-19 và các nguyên nhân không phải do tim khác. Các triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:

Khó thở, đặc biệt là khi gắng sứcKhó thở khi nằmMệt mỏiSưng phù chân (mắt cá)Đi tiểu nhiều vào ban đêm mới xuất hiện (lưu ý: đi tiểu thường xuyên vào ban đêm ở nam giới đã có trước đây là một triệu chứng phổ biến của phì đại tuyến tiền liệt)

5. Người đã bị bệnh tim mạch, khi nhiễm COVID-19 thì có trầm trọng hơn không?

Ở người đã có bệnh tim mạch, tình trạng bệnh sẽ trở nên nên trầm trọng hơn nếu khi nhiễm COVID mà có các triệu chứng nặng, nghiêm trọng. Tuy vậy, với các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng thì ảnh hưởng là rất ít hoặc không đáng kể.

Thực tế, những ảnh hưởng của coronavirus đối với người có bệnh tim từ trước vẫn chưa được biết một cách rõ ràng.

Theo SKĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Du lịch Tết đang là sự lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ nhằm khởi động một năm mới an nhiên, đầy hứng khởi và tràn đầy năng lượng.
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Mâm cơm cúng tất niên

Mâm cơm cúng tất niên

Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe đạp và chạy bộ đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi để có thể rèn luyện mỗi ngày. Thế nhưng không ít người băn khoăn đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Dự báo khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 26/1 trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, và đôi khi, tình trạng này vẫn xảy ra mặc dù họ có thói quen đánh răng đều đặn. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách xử trí như thế nào để có hiệu quả?
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Ăn Tết hay chơi Tết?

Ăn Tết hay chơi Tết?

Thay vì “ăn Tết” với những thủ tục rườm rà, nặng nề theo quan niệm truyền thống, ngày nay, nhiều người đã lựa chọn “chơi Tết” bằng nhiều cách riêng.