Soi sức mạnh hệ thống phòng không Tunguska M1 mà Myanmar sở hữu

Hệ thống phòng không Tunguska M1 của Quân đội Myanmar có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình bay thấp và nó tấn công được cả xe tăng, xe bọc thép.

Mạng blog quân sự Myanmar mới đây đã tiết lộ hình ảnh rõ nét cho thấy quân đội nước này có trong tay hệ thống phòng không Tunguska M1 do Nga phát triển.
Mạng blog quân sự Myanmar mới đây đã tiết lộ hình ảnh rõ nét cho thấy quân đội nước này có trong tay hệ thống phòng không Tunguska M1 do Nga phát triển.
Đáng lưu ý, có rất ít thông tin chính thức cũng như không chính thức từ cả Nga và Myanmar về thương vụ Tunguska này. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockhom (SIPRI), giai đoạn 2004-2007 Myanmar có thể đã nhận 38 đơn vị xe chiến đấu 2S6 của hệ thống phòng không Tunguska M1.
Đáng lưu ý, có rất ít thông tin chính thức cũng như không chính thức từ cả Nga và Myanmar về thương vụ Tunguska này. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockhom (SIPRI), giai đoạn 2004-2007 Myanmar có thể đã nhận 38 đơn vị xe chiến đấu 2S6 của hệ thống phòng không Tunguska M1.
Theo mạng blog quân sự Myanmar, một hệ thống phòng không Tunguska M1 gồm 6 xe chiến đấu 2S6M1. Do vậy, 38 đơn vị xe 2S6M1 sẽ là 6 hệ thống còn hai xe lẻ là dùng để huấn luyện. Ảnh: 3 xe 2S6M1 Tunguska M1 xuất hiện cùng các xe radar TH-5711 “Smart Hunter” và các xe pháo phòng không Type 80 với pháo 23mm nòng kép do Trung Quốc sản xuất.
Theo mạng blog quân sự Myanmar, một hệ thống phòng không Tunguska M1 gồm 6 xe chiến đấu 2S6M1. Do vậy, 38 đơn vị xe 2S6M1 sẽ là 6 hệ thống còn hai xe lẻ là dùng để huấn luyện. Ảnh: 3 xe 2S6M1 Tunguska M1 xuất hiện cùng các xe radar TH-5711 “Smart Hunter” và các xe pháo phòng không Type 80 với pháo 23mm nòng kép do Trung Quốc sản xuất.
Hệ thống phòng không tự hành 2K22 Tunguska do Liên Xô sản xuất nhằm thay thế tổ hợp ZSU-23-4 lỗi thời dành cho nhiệm vụ chiến đấu chống mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình bay thấp. Khi cần, nó có thể hạ nòng bắn phá các mục tiêu xe bọc thép, công sự phòng ngự, bộ binh...
Hệ thống phòng không tự hành 2K22 Tunguska do Liên Xô sản xuất nhằm thay thế tổ hợp ZSU-23-4 lỗi thời dành cho nhiệm vụ chiến đấu chống mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình bay thấp. Khi cần, nó có thể hạ nòng bắn phá các mục tiêu xe bọc thép, công sự phòng ngự, bộ binh...
Một tiểu đoàn Tunguska (theo biên chế của Liên Xô, tương đương với một hệ thống chiến đấu) gồm 6 xe 2S6 và 3 xe tải hậu cần cùng các xe bảo trì, sửa chữa... Xe chiến đấu 2S6 sử dụng khung gầm xe bánh xích GM-352, tuy nhiên phiên bản 2S6M1 xuất khẩu cho Myanmar dùng khung gầm cải tiến GM-5975.
Một tiểu đoàn Tunguska (theo biên chế của Liên Xô, tương đương với một hệ thống chiến đấu) gồm 6 xe 2S6 và 3 xe tải hậu cần cùng các xe bảo trì, sửa chữa... Xe chiến đấu 2S6 sử dụng khung gầm xe bánh xích GM-352, tuy nhiên phiên bản 2S6M1 xuất khẩu cho Myanmar dùng khung gầm cải tiến GM-5975.
Khung gầm xe có 6 bánh xích mỗi bên với hệ thống treo thủy khí ở mỗi bên, một bánh xích chủ động ở phía sau và 3 trục lăn hồi chuyển. Khung gầm xe có khả năng lội qua chỗ nước sâu 0,8 m, leo dốc lên tới 60% và dốc xuống 30%. GM-352 có thể băng qua một chướng ngại vật cao 1 mét và hào rộng 2 m. Tốc độ tối đa 65km/h. với tốc độ cao như vậy, Tunguska thích hợp với việc triển khai cùng bộ binh, xe tăng để bảo vệ chống mọi các mối đe dọa đường không.
Khung gầm xe có 6 bánh xích mỗi bên với hệ thống treo thủy khí ở mỗi bên, một bánh xích chủ động ở phía sau và 3 trục lăn hồi chuyển. Khung gầm xe có khả năng lội qua chỗ nước sâu 0,8 m, leo dốc lên tới 60% và dốc xuống 30%. GM-352 có thể băng qua một chướng ngại vật cao 1 mét và hào rộng 2 m. Tốc độ tối đa 65km/h. với tốc độ cao như vậy, Tunguska thích hợp với việc triển khai cùng bộ binh, xe tăng để bảo vệ chống mọi các mối đe dọa đường không.
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không tự hành Tunguska được vận hành bởi kíp chiến đấu 4 người. Trong đó có 3 người (chỉ huy, pháo thủ, sĩ quan điều khiển radar) ngồi gọn trong tháp pháo 2A40 rất lớn. Trong khi lái xe ngồi ở phía trước bên trái thân xe, với một thiết bị phát điện hỗ trợ khởi động (APU) turbin khí ở bên phải lái xe và một động cơ ở phía sau thân xe.
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không tự hành Tunguska được vận hành bởi kíp chiến đấu 4 người. Trong đó có 3 người (chỉ huy, pháo thủ, sĩ quan điều khiển radar) ngồi gọn trong tháp pháo 2A40 rất lớn. Trong khi lái xe ngồi ở phía trước bên trái thân xe, với một thiết bị phát điện hỗ trợ khởi động (APU) turbin khí ở bên phải lái xe và một động cơ ở phía sau thân xe.
Hệ thống phòng không Tunguska M1 được trang bị radar anten parabol bắt mục tiêu ở dải sóng E đặt sau tháp pháo (tầm phát hiện tới 38km, bắt mục tiêu bay thấp tới 15km) và radar theo dõi đơn xung đặt trước tháp pháo 1RL144. Ngoài ra, còn có hệ thống phân biệt địch - ta 1RL138.
Hệ thống phòng không Tunguska M1 được trang bị radar anten parabol bắt mục tiêu ở dải sóng E đặt sau tháp pháo (tầm phát hiện tới 38km, bắt mục tiêu bay thấp tới 15km) và radar theo dõi đơn xung đặt trước tháp pháo 1RL144. Ngoài ra, còn có hệ thống phân biệt địch - ta 1RL138.
Về hỏa lực, trên tháp pháo của xe chiến đấu 2S6 cũng như 2S6M1 của hệ thống Tunguska M1 Myanmar được trang bị 2 khẩu pháo 30mm 2A38 có tốc độ bắn 3.900-5.000 phát/phút tổng cả hai khẩu. Các loạt xạ kích thường bắn ra từ 83 đến 250 viên tùy thuộc vào loại mục tiêu, với tầm bắn từ 0,2 đến 4 km và độ cao là 4 km.
Về hỏa lực, trên tháp pháo của xe chiến đấu 2S6 cũng như 2S6M1 của hệ thống Tunguska M1 Myanmar được trang bị 2 khẩu pháo 30mm 2A38 có tốc độ bắn 3.900-5.000 phát/phút tổng cả hai khẩu. Các loạt xạ kích thường bắn ra từ 83 đến 250 viên tùy thuộc vào loại mục tiêu, với tầm bắn từ 0,2 đến 4 km và độ cao là 4 km.
Khi cần, pháo thủ có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất với góc hạ xuống tới -10 độ, trang bị đạn phá giáp.
Khi cần, pháo thủ có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất với góc hạ xuống tới -10 độ, trang bị đạn phá giáp.
Về tên lửa, Tunguska M1 được trang bị 4 đạn tên lửa 9M311-M1 có tầm bắn tới 10km, tốc độ bay 900m/s, sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến lái bán tự động (SACLOS). Ảnh: Xe tiếp đạn chở các ống phóng chứa đạn 9M311-M1 của hệ thống phòng không 2K22M1 Tunguska M1.
Về tên lửa, Tunguska M1 được trang bị 4 đạn tên lửa 9M311-M1 có tầm bắn tới 10km, tốc độ bay 900m/s, sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến lái bán tự động (SACLOS). Ảnh: Xe tiếp đạn chở các ống phóng chứa đạn 9M311-M1 của hệ thống phòng không 2K22M1 Tunguska M1.
Hệ thống Tunguska có thể vừa bắn bằng pháo 30 mm vừa di chuyển. Khi bắn tên lửa, nó phải đứng yên vì tốc độ tối đa của mục tiêu có thể lên tới 500 m/s. Theo nhà sản xuất, Tunguska-M1 đạt hiệu suất chiến đấu gấp 1,5 lần so với Tunguska-M. Khả năng tác chiến của hệ thống hoàn toàn ngang ngửa với Pansir-S1, theo Kiến thức.
Hệ thống Tunguska có thể vừa bắn bằng pháo 30 mm vừa di chuyển. Khi bắn tên lửa, nó phải đứng yên vì tốc độ tối đa của mục tiêu có thể lên tới 500 m/s. Theo nhà sản xuất, Tunguska-M1 đạt hiệu suất chiến đấu gấp 1,5 lần so với Tunguska-M. Khả năng tác chiến của hệ thống hoàn toàn ngang ngửa với Pansir-S1, theo Kiến thức.
Theo baogiaothong.vn

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.