Sớm khắc phục những “lỗ hổng” trong quản lý, sử dụng vũ khí

(Baohatinh.vn) - Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, quá trình triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã phát sinh nhiều bất cập.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Theo đó, các lực lượng đã vận động Nhân dân giao nộp 2.632 khẩu súng các loại, 166 quả bom, mìn, lựu đạn, 51 kg thuốc nổ, 25.056 công cụ hỗ trợ, 1.723 vũ khí thô sơ và 215 linh kiện lắp ráp vũ khí.

Công an Hương Sơn kiểm đếm số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo, kích điện trước khi tiến hành tiêu hủy. copy.jpg
Từ năm 2017 đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã vận động Nhân dân giao nộp 2.632 khẩu súng các loại, 25.056 công cụ hỗ trợ...

Đặc biệt, Công an tỉnh với vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ triển khai quyết liệt, hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở nên tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được kiềm chế.

Kết quả, đến nay, đã phát hiện 143 vụ, bắt giữ 184 đối tượng; thu giữ 240 khẩu súng các loại, 36.079 viên đạn, 680,6 kg thuốc nổ, 2.238 kíp nổ, 29 công cụ hỗ trợ và 4 vũ khí thô sơ.

Cùng đó, các ngành, địa phương đã tổ chức trên 3.200 buổi tuyên truyền cho hơn 300.000 lượt người nắm rõ quy định của pháp luật và tổ chức ký trên 250.000 bản cam kết đối với tổ dân phố, khu dân cư, thôn, chủ hộ, học sinh, sinh viên không vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo. Qua đó, đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, Nhân dân, giúp giảm thiểu xảy ra những vụ việc đáng tiếc liên quan đến sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

z5486227755791_2958714631945e7ea6ec7fd04507e954 copy.jpg
Qua công tác tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Tuy nhiên, theo Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 trên địa bàn Hà Tĩnh đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, cần phải sửa đổi, bổ sung như: thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao.

Tính từ năm 2017 đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã xử lý 184 vụ, 196 đối tượng (chiếm 37,6% tổng số vụ, 35,3% tổng số đối tượng). Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, gây bức xúc dư luận xã hội. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.

Bên cạnh đó, tình trạng đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng, lực lượng chức năng đã xử lý 33/21 vụ, 33/21 đối tượng. Đối tượng sử dụng trái phép vũ khí thô sơ diễn biến rất phức tạp, lực lượng chức năng đã xử lý 163 vụ, 175 đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ (chiếm 33,2% tổng số vụ, 31,5% tổng số đối tượng).

Thông qua công tác tuyên truyền vận động toàn bộ số vũ khí, công cụ hỗ trợ được Nhân dân giao nộp trong thời gian qua. copy.jpg
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã phát sinh nhiều “lỗ hổng”.

Các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng để gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của luật hiện hành thì súng tự chế, vũ khí thô sơ không thuộc danh mục vũ khí quân dụng.

Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định súng tự chế vào nhóm vũ khí quân dụng; dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ; khi đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật thì được xác định là vũ khí quân dụng nhằm mục đích điều chỉnh nhận thức, hành vi của đối tượng, giảm nguồn tội phạm.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh cho biết thêm, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có trên 200 đầu mối của các lực lượng chức năng như: Công an, kiểm lâm, bảo vệ cơ quan... đang được trang bị nhiều loại vũ khí, công cụ hỗ trợ và hằng năm, các cơ quan, tổ chức thường xuyên phải thực hiện các thủ tục hành chính về cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Luật hiện hành có 30 điều quy định về các thủ tục này.

Tuy nhiên, có một số thành phần hồ sơ không còn cần thiết và chưa quy định cách thức thực hiện trên cổng dịch vụ công; quy định về thời hạn của giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có thời hạn 5 năm đã có nhiều bất cập, gây hạn chế trong quá trình quản lý, sử dụng.

Do vậy, cần sửa đổi các nội dung trên theo hướng cắt giảm thành phần hồ sơ, không quy định thời hạn của giấy phép và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng, đồng thời nộp hồ sơ trên cổng dịch vụ công để đảm bảo cải cách hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

IMG_8624 copy.jpg
Việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 là cần thiết.

“Từ những bất cập, “lỗ hổng” trong quá trình triển khai thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 là cần thiết, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành luật; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này” - Thượng tá Trần Hữu Cảnh nhấn mạnh.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng...
Người dân đăng ký xe thế nào từ 1/7?

Người dân đăng ký xe thế nào từ 1/7?

Người dân hoặc tổ chức có nhu cầu đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng có thể được lựa chọn đăng ký xe tại Phòng CSGT hoặc bất cứ công an cấp xã nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.
Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.