Sống chậm giữa mùa dịch corona

Đã lâu lắm rồi chúng tôi không sống chậm đến thế, để nhìn lại các mối quan hệ và cuộc sống của mình.

Sống chậm giữa mùa dịch corona

Cũng như bao cặp vợ chồng bận rộn khác, gần đây cuộc sống của chúng tôi gặp xáo trộn vì dịch viêm phổi cấp nCoV.

Đều là kẻ tham công tiếc việc, vợ chồng tôi chưa từng nghỉ phép liên tục quá 3 ngày. Khi dịch bệnh nổ ra buộc con gái đang tuổi mẫu giáo phải nghỉ học, chúng tôi nghĩ ngay đến biện pháp thuê giúp việc.

Nhưng công cuộc tìm giúp việc không dễ như tưởng tượng. Nhờ bạn bè giới thiệu mãi mới có một người được cho là “có kinh nghiệm”. Vậy mà chúng tôi đành cho nghỉ việc sau hai ngày theo dõi qua camera thấy cô ấy mở ti vi cho con gái xem đến 4-5 tiếng một ngày, dù đã được dặn dò kỹ không được cho bé xem quá 30 phút.

Cực chẳng đã, tôi và chồng đành phải thay nhau cắt phép để trông con. Những ngày đầu tôi khá sốt ruột vì lỡ công dở việc. Nhưng rồi dần dần tôi nhận ra mặt tích cực của việc này. Đã lâu lắm rồi chúng tôi không sống chậm đến thế, để nhìn lại các mối quan hệ và cuộc sống của mình.

Ở nhà với con, tôi mới biết trông nom một em bé hiếu động mà khiến nó không màng tới ti vi, ipad là một việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và sáng tạo. Để con gái vui chơi tích cực, tôi bày ra nhiều hoạt động phong phú như nấu ăn, cắt dán thủ công, tô chữ, đọc sách, may váy áo cho búp bê, tập đàn, nhảy lò cò, chuyền bóng...

Có nhiều thời gian hơn bên con, tôi càng nhận thấy rõ con là em bé cá tính, hiếu thắng, tình cảm, nhưng khó kiềm chế được cảm xúc. Tôi cần có những biện pháp bình tĩnh và khéo léo hơn.

Lần đầu tiên sau mấy năm trời, tôi mới có thì giờ mò mẫm các cuốn sách và tài liệu nuôi dạy con để tham khảo, suy ngẫm lại về cách định hướng con mình. Đây quả là quãng thời gian chất lượng để tôi học làm mẹ bởi bình thường mỗi tuần tôi chỉ được nghỉ chủ nhật.

Một ngày nghỉ quá ngắn ngủi, tôi chỉ kịp ngủ nướng buổi sáng và chiều đưa con đi siêu thị, ăn uống linh tinh đã hết ngày.

Thêm một điểm cộng của mùa dịch đó là vì muốn đảm bảo vệ sinh, gia đình tôi hoàn toàn ăn cơm nhà. Những bữa cơm quán vội vã đã mất hẳn. Vì bỗng dưng thường xuyên trổ tài nấu cơm ngon canh ngọt, tôi được hai bố con tâng bốc quá trời. Hoá ra làm mẹ đảm cũng khá ấm lòng.

Mà cũng lạ, hình như thấu hiểu sự vất vả của nhau giữa lúc dịch bệnh, cả nhà không ai bảo ai cứ giúp đỡ nhau nhiệt tình. Thường ngày, hai vợ chồng vẫn đùn đẩy nhau mấy việc nhà mà nay tự động làm không cần ai nhắc nhở. Thấy vợ đang dọn bếp và xếp bát đĩa vào máy rửa, chồng nhanh tay cho quần áo vào máy giặt rồi xách rác đi đổ. Con gái cũng tự giác dọn đồ chơi của mình ngăn nắp.

Lúc này, tôi cũng hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Sếp tôi bình thường khá khó tính. Tôi cứ e rằng sẽ khiến sếp giận vì không chu toàn công việc, vậy mà sếp lại tạo điều kiện cho những nhân viên có con nhỏ, còn tặng thêm mỗi người 2 ngày nghỉ có lương. Sếp bảo rằng: “Khi có đại dịch, gia đình và sức khoẻ cần đặt lên trên hết, tổ ấm yên, sức khoẻ ổn thì mới cống hiến được cho công ty”.

Nhờ một chút “tua chậm” nhịp sống giữa mùa dịch, tôi đã có những trải nghiệm đáng quý mà ngày thường không hề có. Cùng con gái làm điệu sơn móng tay cho nhau, dạy con nấu món trứng chiên mà con vẫn yêu thích. Nhận ra chồng mình cũng rất chăm con và biết san sẻ mọi việc với vợ. Thấy biết ơn vì có nơi làm việc đủ khiến mình đam mê nhưng cũng có thể cho mình nghỉ ngơi để chăm lo gia đình lúc khẩn cấp.

Hy vọng dịch bệnh sẽ qua đi, chúng tôi sẽ trở lại guồng quay cuộc sống cũ với những trải nghiệm mới mà chỉ có những người đi qua khó khăn cùng nhau mới hiểu được.

Theo Dân trí

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.