Thông tin về trang bị của Su-57 được ông Alexander Kochkin cho biết trong một cuộc trò chuyện với truyền thông sau khi Nga có thử nghiệm thành công với vũ khí này: “Drel có thể được sử dùng trên tất cả các loại máy bay, từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa cho đến máy bay tấn công mặt đất và Drel sẽ là vũ khí tiêu chuẩn của Su-57”.
Vụ thử nghiệm thành công ngoài mong đợi khi quả bom Drel đã tìm và diệt thành công mục tiêu giả định với độ chính xác gần như tuyệt đối. Theo những thông tin ban đầu, bom chùm Drel được sản xuất với chiều dài 3,1m, đường kính 0,45m, trọng lượng chiến đấu 540kg.
Tiêm kích Su-57. |
Quả bom này mang bên trong thân tới 15 quả đạn cỡ nhỏ để tăng hiệu quả cũng như số lượng mục tiêu bị tiêu diệt cho mỗi lần không kích.
Điểm đặc biệt của vũ khí này là nó được thiết kế để có thể thực hiện tấn công không phân biệt ngày đêm mà không cần xâm nhập vào khu vực có phòng không của đối phương đang trực chiến bởi Drel có khả năng lượn trên không một quãng đường tới 30km để săn tìm mục tiêu mà vẫn giữ được độ chính xác cực cao.
Trước khi Drel chính thức ra mắt, hồi giữa năm 2016, Không quân Nga đã bị cáo buộc sử dụng phiên bản bom chùm Drel để tấn công khủng bố tại Kafr Naha phía Tây Aleppo Syria bất cháp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, thông tin này đã bị Nga phủ nhận và khẳng định rằng, họ không mang đến Syria và triển khai chiến đấu bất kỳ loại bom chùm nào trên chiến trường Syria dù mục tiêu đó là lực lượng khủng bố.
Bất chấp Nga tiếp tục cho ra mắt thế hệ bom chùm mới, Mỹ đang cân nhắc khả năng khai tử toàn bộ bom chùm do sức mạnh hủy diệt của vũ khí này. Bom chùm là loại vũ khí có sức sát thương trên diện rộng mà không phân biệt binh sĩ và dân thường.
Đặc biệt, việc sử dụng bom chùm để lại một lượng lớn vật liệu nổ còn sót lại gây nguy hiểm. Hiện tại, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới coi việc sử dụng bom chùm trong chiến tranh là hành động phi nhân tính và đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này.
Tháng 5/2008, một hiệp định quốc tế về việc cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh đã được thành lập. Như hiện tại chỉ có 11 nước tham gia vào hiệp định này. Những cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia.
Và để tránh sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế về việc sử dụng bom chùm, Mỹ hiện đang cân nhắc loại bỏ loại vũ khí này dù chưa tham gia vào hiệp ước không sử dụng loại vũ khí cực nguy hiểm này.