Núi Hồng - Sông La

Mùa xuân, mùa của những lễ hội, mùa của những nỗi niềm nhung nhớ… Trong muôn nẻo về đi, trong muôn vàn niềm thương, nỗi nhớ, bóng làng thân thương và những tập tục cổ xưa lại đau đáu trở về trong ý nghĩ, hòa quyện vào sức sống của những ngày xuân mới.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Nằm ở điểm cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là điểm cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, làng Đan Nhai - Hội Thống (nay là xã Xuân Hội) là xã cửa sông. Hầu hết những cư dân đầu tiên sinh sống ở đất Đan Nhai - Hội Thống đều là những người lao động chân tay, họ làm rất nhiều nghề như: Đánh cá, chở đò, làm ruộng, bẫy chim rồi nuôi trồng thủy sản, hải sản…

Do ngành nghề đa dạng nên người Hội Thống được coi là nhiều tiền nhất trong huyện. Ngày nay, người Hội Thống vẫn thường nhắc lại câu nói của cha ông như một niềm tự hào “Ló (lúa) Xuân Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống”. Đó cũng chính là động lực để hiện nay, nhiều ngư dân mạnh dạn đầu tư mua sắm thuyền bè, hình thành nên những đội tàu lớn, làm giàu từ nghề đánh bắt hải sản, cùng viết nên những trang sử mới của làng cổ Hội Thống.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Đình Hội Thống là một trong những ngôi đình nổi tiếng của người Đan Nhai - Hội Thống còn lưu lại đến ngày nay. Ảnh: Đậu Hà

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Lễ đón bằng di tích văn hóa cấp tỉnh đền Cô, đền Cậu xã Xuân Hội. Ảnh tư liệu

Xa xưa, từ trong lao động và quá trình chinh phục thiên nhiên, nhiều phong tục, tập quán, nhiều giá trị văn hóa của người Đan Nhai - Hội Thống cũng được hình thành. Từ phong tục thờ những người có công lớn với làng xã, ở Hội Thống có hệ thống 21 điểm thờ cúng hoàn chỉnh… Trong đó, đình Hội Thống là một trong những ngôi đình nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Từ xa xưa, cứ đến ngày lễ hội, đình Hội Thống nườm nượp người rước kiệu, dâng hương. Tục truyền, vào lễ hạ điền hằng năm, dân làng Hội Thống sau khi vào đình cung kính tế thần, chức sắc, hào lão xuống cấy ở chân ruộng làng mình trước, rồi dân làng mới ra đồng sản xuất.

Cùng với hệ thống đình chùa, làng Hội Thống có những phong tục mà người dân sùng bái và tín ngưỡng như: Tục rước đồ mã, lễ Trung nguyên, lễ Cầu ngư, lễ Hạ thuyền… Ngày nay, tuy các tục lệ ấy không thường xuyên được tổ chức như trước nữa nhưng người dân Xuân Hội vẫn luôn tự hào về những giá trị văn hóa mà cha ông đã kiến tạo nên…

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Trong tất cả các làng cổ Hà Tĩnh, làng Nhượng Bạn (Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên ngày này) có lẽ là cái tên độc đáo nhất. Nhượng Bạn xưa kia chỉ là một thôn nhỏ, ngư dân chỉ ở trên thuyền sống đời vạn chài lênh đênh. Về sau, nhân dân trên bờ nhượng (nhường) cho một dải đất để lập ấp, lập xóm. Để tạ cái tình của người dân trên bờ, các ngư dân bèn đặt tên cho ngôi làng mới của mình là Nhượng Bạn như để nhắc nhở con cháu muôn sau ghi nhớ về ân nghĩa ấy.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Một góc Cẩm Nhượng. Ảnh: Huy Tùng

Nhượng Bạn có vẻ đẹp “trời ban” bởi nằm cận kề với núi Thiên Cầm (đàn trời), chùa Cầm Sơn, cụm rú Đầu Voi (vốn được dân thuyền bè coi là hoa tiêu để vào cửa) với bờ biển trải dài thoai thoải. Sống giữa vẻ đẹp nên thơ ấy, người dân Nhượng Bạn cũng đã kiến tạo nên đời sống văn hóa dân gian phong phú với nhiều tập tục, lễ hội đặc sắc như đua thuyền, cầu ngư, hò chèo cạn v.v… Đặc biệt, đây là làng đánh cá truyền thống nổi tiếng của Hà Tĩnh với nguồn hải sản ngon đặc trưng từng đi vào thơ ca, âm nhạc.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Lễ hội cầu ngư của ngư dân Cẩm Nhượng. Ảnh: Hương Thành

Ngày nay, ở Nhượng Bạn, lễ hội cầu ngư, hò chèo cạn vẫn được tổ chức hằng năm gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá voi của ngư dân. Vào các ngày âm lịch: 8/4 lễ cầu ngư, ngày 12/8 và 25/10 ngày kỵ đức Ngư Ông, ngư dân làng Nhượng Bạn tập trung về miếu Đức Ông tại thôn Phúc Hải để làm lễ tế và diễn xướng hò chèo cạn. Lễ hội cầu ngư vừa nhằm vào việc tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước, sự cầu chúc cho một năm làm ăn phát đạt. Trong dịp lễ hội này, tín ngưỡng dân gian và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian hò chèo cạn hòa quyện chặt chẽ với nhau, tạo cho đời sống văn hóa - tinh thần của ngư dân vùng biển Nhượng Bạn một nét riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc địa phương.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Tùng Ảnh được đặt tên theo nghĩa của hình ảnh núi Tùng Lĩnh soi bóng xuống Tam Soa. Tên gọi ấy cũng đã phản ánh được cái phần địa linh mà đất trời ban tặng cho nhân dân nơi đây. Việt Sơn - ngọn kết thúc dãy Thiên Nhẫn và Tùng Lĩnh - ngọn bắt đầu dãy Trà Sơn thuộc địa bàn xã Tùng Ảnh được coi là hai cột hoa biểu dựng trước ngõ Tây Bắc huyện Đức Thọ. Bến Tam Soa - nơi giao hòa của sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu, hợp lưu thành dòng chảy có tên gọi sông La là những cảnh quan nổi tiếng đã kiến tạo và nuôi dưỡng nên tính cách con người Tùng Ảnh...

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Bến Tam Soa - nơi hợp nhất 2 dòng Ngàn Sâu và Ngàn phố tạo nên con sông La. Ảnh: Thanh Hải

Tên làng cổ Tùng Ảnh có vào khoảng cuối thời Trần, đầu thời Lê. Vùng đất bên bến Tam Soa ấy đã nuôi dưỡng nên nhiều danh nhân văn hóa khoa bảng nổi tiếng xa gần như Bùi Dương Lịch, Lê Bôi. Không chỉ là đất học, người làng Tùng Ảnh còn tự hào về những câu chuyện lịch sử kể về khí tiết của những bậc danh nhân đầu đội trời, chân đạp đất. Phan Đình Phùng - người con làng Tùng Ảnh là lãnh tụ phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Chính hồn thiêng sông núi Tùng Ảnh, truyền thống của gia đình, của quê hương đã nuôi lớn người con Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Trước khi hy sinh, Trần Phú cũng như cây thông trên núi Tùng Lĩnh, ngạo nghễ với câu nói bất hủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú trên núi Tùng Lĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Bằng tinh hoa sáng tạo trong lao động, trải qua nhiều thế hệ với nhiều phong tục tập quán sinh hoạt thôn quê mà vùng đất này còn có nhiều công trình kiến trúc đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa bản địa như chùa Lắt, đền thờ Lê Bôi, đền thờ Bùi Dương Lịch, chùa Đá... Song hành cùng đó, Tùng Ảnh còn nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, với 23 vị đỗ đại khoa. Tại Tùng Ảnh còn nổi lên nhiều dòng họ danh giá có bề dày thành tích trong học hành, thi cử như họ: Phan, họ Mai...

Ngày nay, con cháu các dòng họ đó vẫn phát huy truyền thống khoa bảng lâu đời, vẫn đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trên các lĩnh vực.

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Nằm giữa thành phố Hà Tĩnh, ngày nay, dấu tích của làng Tiền Bạt không còn rõ ràng nữa nhưng căn cứ theo sử sách thì Tiền Bạt xưa gồm các tổ dân phố Tiền Giang, Tiền Phong, Tiền Tiến của phường Thạch Quý và một phần thuộc phường Tân Giang ngày nay.

Làng cổ Tiền Bạt vốn là nơi hội tụ đầy đủ những nét văn hóa truyền thống của một vùng dân cư trải dài ven sông Rào Cái. Với địa thế gần chợ, gần sông, người dân nơi đây cũng đã góp phần to lớn vào việc hình thành và lưu giữ không gian diễn xướng của những câu hò, điệu ví cổ, của những tập tục sinh hoạt chài lưới ven sông. Ngày nay, vào những dịp lễ tết, người dân các tổ dân phố lại cùng nhau tổ chức lễ hội đua thuyền cùng các hoạt động văn hóa như chơi cờ thẻ, hát dân ca…

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Làng Tiền Bạt ngày nay. Ảnh: Huy Tùng

Sức sống làng cổ Hà Tĩnh

Nhà thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh. Ảnh: Huy Tùng

Giờ đây, đứng ở cầu Vồng nhìn về một góc làng Tiền Bạt xưa không còn thấy nếp cũ, làng cổ nữa nhưng di tích Nhà thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh là hiện thân của những nét xưa ấy. Di tích cũng là lời nhắc nhở thế hệ trẻ về một niềm tự hào lớn của làng cổ Tiền Bạt. Chính ngôi làng êm đềm bên sông cùng những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa của người dân bản xứ đã nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng của Nguyễn Phan Chánh, giúp ông sớm trở thành danh họa nổi tiếng thế giới.

Làng cổ Tiền Bạt còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như tráng bánh đa, làm mộc… Ngày nay, tuy không còn phổ biến nữa nhưng một số cư dân Tiền Bạt vẫn giữ gìn nghề cũ. Bánh đa của các làng ở Thạch Quý vẫn là một trong những sản phẩm nổi tiếng, xuất bán đi khắp cả nước.

Ảnh: PV-CTV

thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.