Súng AK-74 (phiên bản cải tiến) đã vượt qua đối thủ SA-006 như thế nào?

Thập niên 1970, súng AK được quân đội Liên Xô nâng cấp lên thành AK-74. Phiên bản mới tuy bắn không chính xác bằng khẩu SA-006 nhưng lại được lựa chọn làm tiểu liên tiêu chuẩn của quân đội Xô viết và Nga sau này.

Vào đầu thập niên 1970, Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô tìm kiếm một khẩu súng trường tấn công mới toanh nhằm thay thế khẩu tiểu liên AK-47 thần thánh mà lúc đó bị cho là đã lỗi thời.

Công ty Kalashnikov đã giới thiệu mẫu súng AK-74 cho quân đội thử nghiệm, trong khi đối thủ của hãng này (đến từ thị trấn Kovrov) trình làng khẩu súng SA-006 với nhiều đặc điểm vượt xa khẩu AK huyền thoại ở một số mặt.

Tuy phù hợp cho lính đặc nhiệm, SA-006 không được quân đội Liên Xô lựa chọn làm khẩu súng phổ thông của mình.

Súng AK-74 (phiên bản cải tiến) đã vượt qua đối thủ SA-006 như thế nào?

Các loại súng AK-47, AK-74, SA-006. Ảnh: Wikipedia, Modernfirearms, RBTH.

Một nguồn tin xin giấu tên bên khối cơ quan chấp pháp của Nga nói: “Súng AK-47 có một số nhược điểm – cỡ đạn quá mạnh, chế độ tự động thiếu cân bằng. Kết quả là, súng bắn với độ chính xác thấp, đặc biệt là khi đứng bắn. Điều này không phù hợp cho tác xạ cự ly gần và hoạt động tác chiến lặng lẽ bên trong các tòa nhà”.

Các nhược điểm này nằm trong số các lý do Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô thực hiện các thử nghiệm để tìm ra một mẫu súng hiện đại thay thế cho AK-47.

Mẫu SA-006 do công ty đối thủ của hãng Kalashnikov chế tạo đã chứng tỏ là một khẩu tiểu liên có chế độ tự động ở mức cân bằng. Thiết kế của súng này cho phép bù trừ lại tác động của bệ khóa nòng lên tường phía sau của thân súng và nhờ vậy, độ nảy của súng đã được giảm đi gần một nửa.

Viktor Murahovsky – tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc”, nói: “Trong các cuộc thử nghiệm của quân đội, cả súng AK-74 và súng SA-006 đều chứng tỏ chính xác hơn so với súng AK-47, nhờ vào cỡ đạn nhỏ hơn - 5,45x39 mm. Nhưng khẩu SA-006 lại chính xác gấp 1,5 lần so với súng AK-74. Cuối cùng AK-74 vẫn trở thành vũ khí bộ binh chủ lực của quân đội Nga trong các thập kỷ tiếp theo”.

Theo nguồn tin bên ngành thực thi pháp luật Nga, khẩu SA-006 không được quân đội lựa chọn. Thay vào đó, khẩu này được chỉnh sửa một số điểm và được đưa vào sử dụng ở mức độ hạn chế trong các đơn vị thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga. Ngày nay súng này được biết đến với cái tên AEK-971.

Vẫn nguồn tin trên nói: “Khẩu SA-006 có độ giật thấp hơn so với AK-74 và tốc độ bắn của nó là hơn 900 phát một phút so với mức 600 phát của súng AK. Như thế là tốt, nhưng súng lại quá nhạy và chỉ phù hợp với các binh sĩ có kinh nghiệm bắn nhất định”.

Theo ông này, một người lính cấp độ thấp, được huấn luyện kém sẽ thậm chí không biết cách tháo và bảo dưỡng khẩu AEK-971, vì súng này có nhiều linh kiện hơn hẳn và đòi hỏi phải có dụng cụ đặc biệt nếu so với súng AK-74.

Chuyên gia nói tiếp: “Bạn không thể vứt súng AEK-971 xuống bùn đất rồi nhặt lên và bắn tiếp được. Bạn phải biết làm gì với nó và sử dụng nó trong những hoạt động nào”.

Giới chuyên gia giải thích, việc quân đội Liên Xô lựa chọn súng AK-74 làm vũ khí chính có lý do rất đơn giản: Đối với ngành sản xuất vũ khí của Liên Xô, việc chế tạo linh kiện và đạn cho súng tiểu liên AK là điều dễ dàng hơn và thuận tiện hơn, như họ vốn làm thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó, AK phù hợp với tất cả các loại xạ thủ, từ tân binh cho đến “dân” chuyên nghiệp.

Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” nhận xét: “Nếu họ đưa khẩu SA-006 vào phát triển, thì sẽ phải hiện đại hóa hoặc thay đổi nhiều thứ, dẫn tới chi phí đội lên nhiều. Mà súng AK-74 thì đã chứng tỏ được khả năng không đến nỗi nào nên họ dừng lại ở khẩu súng này”.

Theo VOV

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.