Tác dụng chữa bệnh của một số loài hoa

Một số loại hoa được dùng trong Đông y như những loại dược liệu quý có tác dụng làm thuốc rất hữu ích, an toàn với sức khỏe.

1. Hoa cúc

Hoa cúc có hương thơm dịu nhẹ, chữa được các chứng huyết áp, đau đầu, mở mắt. Nếu sử dụng chúng hãm uống thường xuyên giúp tăng tuổi thọ, lâu bạc râu tóc... Trẻ em ăn uống không tiêu, đầy bụng, hoặc sốt cao có thể dùng hoa cúc hãm với nước sôi uống sẽ mau hết bệnh.

2. Hoa hồng

Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị các chứng bệnh: Ho ra máu, tiểu tiện, lị ra máu... bằng cách lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn dùng để hỗ trợ chữa bệnh đau mắt, đau dạ dày. Hơn nữa, gần đây, các nhà khoa học tìm ra được một dược chất trong tinh dầu hoa hồng có tác dụng ngăn ngừa cơn hen phế quản.

3. Hoa sứ (hoa dại)

Hoa sứ mùi thơm nhẹ. Theo Đông y, hoa sứ có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc.

Thời xưa, dân gian sử dụng hoa sứ phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa sứ còn được dùng để trị cao huyết áp ... Hàng ngày, cần sử dụng 12 - 20g hoa sứ khô, sắc lấy nước uống là có thể trị bệnh này. Lá hoa sứ giã nhỏ đắp vào chỗ đau, chữa chứng bong gân.

4. Hoa khế

Hoa khế có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị.

Nếu bạn bị những chứng bệnh như vậy, lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống. Lấy 100g hoa khế (loại khế chua), một quả tim lợn 200g bổ đôi, cho hoa khế vào đầy quả tim rồi buộc lại bằng lạt tre. Lấy thêm hoa khế phủ kín ngoài quả tim, đem đun cách thủy cho tới khi quả tim chín. Ăn tất cả tim, hoa khế một lần vào lúc đói. Sau ba ngày ăn lại một quả như trên. Sáu tháng lại ăn tiếp một đợt hai quả như đợt một, cho đến khi bệnh ổn định mới thôi.

5. Hoa atisô

Hoa atisô chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B, B, và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc.

Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.

6. Hoa mộc miên (hay còn gọi là hoa gạo)

Tác dụng chữa bệnh của một số loài hoa

Hoa mộc miên có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu.

Khi bị ho nhiều đờm do phế nhiệt: Lấy 15g hoa gạo, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.

Trẻ em sốt cao vào mùa hè, có thể lấy 6g hoa gạo, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Để chữa mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp ngày 1 - 2 lần sẽ đỡ đau nhức, chóng khỏi.

Chữa tiêu chảy, kiết lị dùng 30g hoa gạo thái mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Ăn món kho hàng ngày có gây hại?

Ăn món kho hàng ngày có gây hại?

Gia đình tôi thường xuyên ăn cơm với cá, thịt kho vì ngon miệng, bổ sung năng lượng, nhưng lo ngại liệu tiêu thụ món kho hàng ngày có tốt? (Đào, 35 tuổi, Hưng Yên)
Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.