Tại sao Mỹ chế bom nguyên tử mới, còn Nga giữ vũ khí hạt nhân

Tại sao người Mỹ cần phải hiện đại hóa bom nhiệt hạch B61? Có lẽ họ coi nó là đối số để đàm phán với Nga.

tai sao my che bom nguyen tu moi con nga giu vu khi hat nhan

Bản thiết kế mẫu của bom B61-12.

Cơ quan quản lý an ninh quốc gia Mỹ đã cho phép chuẩn bị sản xuất bom nhiệt hạch hiện đại hóa B61-12. Sau khi kết thúc thiết kế sẽ đến giai đoạn trực tiếp sản xuất. Mẫu đầu tiên của loại vũ khí này sẽ được xuất xưởng vào năm 2020.

Bom nhiệt hạch B61-12 là phiên bản nâng cấp của bom B61. Mẫu sửa đổi đầu tiên của bom được phát triển trong những năm 1960. Tính năng quan trọng của loại bom này là khả năng thay đổi công suất (từ 0,3 kiloton lên tới 170 kiloton), tùy thuộc vào nhiệm vụ đặt ra.

Các thế hệ B61 đầu tiên là bom trọng lực được trang bị dù rơi tự do. Các phiên bản hiện đại hóa đã quyết định thay dù bằng thiệt bị ổn định và hệ thống định vị. Do đó, bom trở nên có thể điều khiển được, và được các chuyên gia Mỹ đánh giá rằng hiệu quả sử dụng của nó tăng lên bốn lần.

Tại sao người Mỹ cần phải hiện đại hóa bom nhiệt hạch B61? Có lẽ họ coi nó là đối số để đàm phán với Nga. Chuyên gia quân sự, Viện trưởng Viện các nước SNG Vladimir Evseyev nhận xét: "Người ta cho rằng Nga sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật nhiều hơn Mỹ. Người Mỹ thường xuyên đề xuất sáng kiến cắt giảm kho vũ khí chiến thuật của chúng tôi, nhưng đối với ban lãnh đạo Nga, đây là vấn đề nguyên tắc và thậm chí không thể thảo luận. Tất cả là vì các hiệp ước hiện hành về hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện vận chuyển chỉ được ký kết giữa hai nước Nga và Mỹ. Bây giờ Washington có thể nói: chúng ta sẽ không tăng số lượng bom, còn các vị hãy cắt giảm bom của mình".

Bom B61 không nằm trong hạn chế của Hiệp ước START, vì đó là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hầu hết máy bay chiến đấu hạng nặng của NATO đều có thể trang bị B61, còn máy bay ném bom có thể mang mấy quả bom tương tự.

"Rõ ràng là thời gian bay (tới các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga) từ sân bay châu Âu ngắn hơn nhiều so với bay từ Mỹ. Vấn đề là ở chỗ loại đạn này chỉ có thể được sử dụng với mục đích "kết liễu" mục tiêu sau cuộc tấn công lớn bằng tên lửa. Tuy nhiên, trong điều kiện "đảm bảo hủy diệt nhau", "chiêu kết thúc" này khó có thể khả thi. Bên cạnh đó, máy bay NATO sẽ cần phải thâm nhập vào khu vực mà hệ thống phòng không của Nga hoạt động mạnh mẽ. Cơ hội vượt qua mạng lưới như vậy là rất mong manh. Theo đó, phiên bản về luận cứ trong đàm phán với Moskva vẫn là thực tế duy nhất hợp lý…", ông Vladimir Evseev nói.

Nhưng đừng quên rằng trong cái gọi là "câu lạc bộ hạt nhân" có hai thành viên của NATO là Vương quốc Anh và Pháp. Kho vũ khí hạt nhân của Anh (4 tàu ngầm hạt nhân, mỗi tàu trang bị 16 tên lửa "Trident-2" do Mỹ sản xuất) được đưa vào hệ thống quy hoạch của Lầu Năm Góc. Trong thực tế, đây là tên lửa của Mỹ do người Anh theo dõi. Các tên lửa này không thuộc giới hạn Hiệp ước Start II.

Ngoài ra, người Mỹ tránh hiệp định hạn chế hạt nhân bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngoài ra, các tàu khu trục trang bị tên lửa "Aegis" của Mỹ liên tục ra vào Biển Đen. Ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân để biến thành tên lửa chiến thuật.

Do các nguyên nhân trên đây, duy trì đủ số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật là cách duy nhất để Nga cân bằng lực lượng và đảm bảo an ninh quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Chúc Tết Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn Quân khu 4 tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh trong công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.