Tại sao người Nhật không ăn cá sông mà chỉ thích cá biển?

Người Nhật không ăn cá sông và ít ăn cá nước ngọt. Họ chủ yếu ăn cá biển. Tại sao họ lại có thói quen như vậy?

Người Nhật ăn cá rất thường xuyên

Người Eskimo sống ở vùng Bắc Cực hầu như không mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cũng rất thấp. Nhật Bản cũng thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch thấp nhất thế giới.

Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra chính là do thói quen ăn nhiều cá của họ. Dầu cá, đặc biệt là trong cá biển, có chứa nhiều chuỗi acid béo không bão hòa n-3. Acid béo không bão hòa có tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ.

Trong đó, EPA và DHA giúp làm giảm acid béo trung tính, kết hợp với cholesterol máu, “mang” đi những cholesterol từ lòng mạch. Nhờ vậy, chúng giúp làm giảm kết tập tiểu cầu, giảm độ quánh máu, giảm tổng lượng cholesterol, bài trừ chất béo tích tụ trong lòng mạch, bảo vệ mạch máu và tăng lưu lượng máu, từ đó phòng ngừa được bệnh tim mạch…

Acid béo trong mỡ cá còn có tác dụng ức chế nhất định đối với một số tế bào ung thư. Điều tra cho thấy, phụ nữ vùng duyên hải Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến vú thấp hơn so với thành thị.

Tại sao người Nhật không ăn cá sông mà chỉ thích cá biển?

Bên cạnh đó, Omega-3 trong cá được cho là có thể giúp não và mắt phát triển khỏe mạnh. Với những phụ nữ đang mang thai, thường xuyên ăn cá theo khẩu phần thích hợp sẽ giúp con sinh ra có khả năng nhận thức tốt hơn, giảm nguy cơ mắc tự kỷ.

Ngược lại, nếu thiếu hụt DHA, trẻ có thể sẽ có trí thông minh thấp hơn và thị lực kém hơn, theo tạp chí American Journal of Epidemiology cho biết.

Tương tự, tờ MSN cũng cho biết, có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những người ăn cá thường xuyên có tỉ lệ chất xám nhiều hơn. Chất xám chịu trách nhiệm liên kết trí nhớ và ra quyết định. Ăn cá thường xuyên cũng giúp duy trì khả năng hoạt động và sự minh mẫn của não bộ khi về già.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung Omega-3 có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, trong đó có cả trầm cảm sau sinh, theo MSN. Những người trầm cảm, lo âu được phát hiện có lượng Omega-3 trong cơ thể thấp. Do đó, người ta đưa ra kết luận, sử dụng nhiều cá có thể cải thiện tâm trạng một cách tự nhiên.

Vậy tại sao người Nhật không ăn cá sông?

Theo Yurica Life cho biết, có 4 lý do khiến người dân xứ sở hoa anh đào thường ít lựa chọn cá sông làm thực phẩm cho mình.

Thứ nhất, họ cho rằng cá sông không sạch.

Vì cá sông thường sẽ có mùi cỏ, mùi bùn hay không thể sạch như cá biển, đặc biệt là cá đánh bắt ở đại dương.

Thứ hai, vì ngành công nghiệp đánh bắt cá biển phát triển và cá biển ngon.

Nhật Bản là một quốc gia hàng hải được bao quanh bởi đại dương, đã bắt đầu ăn cá từ hàng ngàn năm trước. Họ có đường ven biển của quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam do đó sở hữu nhiều loại hải sản đa dạng, tươi mới và dễ dàng đánh bắt. Các loại cá biển có thể được tiêu thụ ở dạng thô như sushi và sashimi vì mức độ tươi mới rất cao.

Tại sao người Nhật không ăn cá sông mà chỉ thích cá biển?

Thứ ba, cá sông không ngon do đặc thù địa hình.

Nước Nhật hẹp, có dãy núi chạy dài dọc đất nước nên sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa. Vì thế mà cá sông thường không ngon.

Cuối cùng, họ lo ngại về việc ô nhiễm kim loại nặng.

Đây là lý do chủ yếu và lớn nhất khiến nhiều người Nhật không muốn ăn cá sông. Những năm 60, 70 Nhật Bản phát triển kinh tế cao độ, tập trung đẩy mạnh công nghiệp với những bước tiến được gọi là “thần kỳ”. Nhưng trong giai đoạn đó, môi trường lại phải đối mặt với gánh nặng lớn hơn bao giờ hết vì các chất thải hóa học.

Dù sau này Nhật Bản cố gắng khắc phục và làm sạch sông ngòi (hiện đa phần sông ngòi ở Nhật có bờ bao và nước khá trong sạch) nhưng nhiều người vẫn lo ngại rằng, các thành phần kim loại nặng trong nước còn chưa mất đi. Nếu vậy, kim loại nặng sẽ theo đường ăn uống vào trong thịt cá, rồi tiếp tục vào trong cơ thể người, có thể gây các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

Loại cá nước ngọt hiếm hoi được người Nhật yêu thích, thường ăn và chế biến thực phẩm chính là cá hồi. Loài cá này có đặc trưng chỉ sống trong nước sạch, không thể sống trong nước dơ, dòng nước phải luôn chảy.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Đọc thêm

Món luộc hay hấp ngon hơn?

Món luộc hay hấp ngon hơn?

Không chỉ khác nhau về cách thức chế biến, luộc và hấp tạo ra khác biệt về hương vị, sắc màu và dưỡng chất. Tùy khẩu vị mà lựa chọn cách phù hợp để món ăn trọn vẹn hơn.
Cú sốc đi xin việc ở tuổi U40

Cú sốc đi xin việc ở tuổi U40

Thất nghiệp ngoài ý muốn khiến chị Tâm rơi vào trạng thái chênh vênh. Từ một người luôn bận rộn với công việc, chị bỗng chốc trở thành bà nội trợ quanh quẩn ở nhà suốt ngày. 
Điều gì xảy ra khi ngủ với điều hòa cả đêm?

Điều gì xảy ra khi ngủ với điều hòa cả đêm?

Ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình, điều hòa mang lại cảm giác dễ chịu giữa thời tiết oi bức. Nhưng nếu lạm dụng cả đêm, thiết bị này có thể âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bị nhiệt miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến và lành tính, đa số ai cũng từng gặp phải một lần trong đời. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày tuy nhiên vẫn gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống.
Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ

Trước đây, loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người già và phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người trẻ cũng gặp phải căn bệnh này. Vậy loãng xương ở người trẻ do đâu?