(Baohatinh.vn) - Sáng 4/8, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Ủy ban Biên giới Quốc gia tổ chức hội nghị tuyên truyền về kết quả công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào và các văn kiện pháp lý về quản lý biên giới quốc gia Việt Nam – Lào cho cán bộ chuyên trách Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới với hơn 2.000km, 10 tỉnh Việt Nam và 10 tỉnh của Lào tiếp giáp nhau. Từ năm 1977, hai nước đã thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới, năm 1987 hai bên đã phối hợp thực hiện và hoàn thành việc phân giới toàn bộ đường biên giới ở trên thực địa, đồng thời xây dựng được 214 cột mốc tại 199 vị trí mốc.
Tuy nhiên, sau 20 năm hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào đã bộc lộ một số hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý biên giới trong tình hình mới. Bên cạnh đó, với đường biên giới hơn 2.000 km mà chỉ có 199 vị trí mốc, mật độ quá thưa, bình quân trên 10km một mốc, có những vị trí 40km mới có 1 mốc, gây nhiều khó khăn cho việc nhận biết đường biên và công tác quản lý đường biên giới.
Trước tình hình đó, Việt Nam và Lào đã thống nhất cùng nhau thực hiện dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa 2 nước. Theo đó, tháng 9/2008, việc tăng dày và tôn tạo hệ thống cột mốc biên giới đã được 2 nước triển khai thực hiện. Sau 8 năm thực hiện, hai bên đã triển khai xây dựng được 834 cột mốc tại 792 vị trí mốc; xác định và cắm 168 cọc dấu tại 113 vị trí trên toàn tuyến biên giới 2 nước.
Sau khi hoàn thành việc tăng dày và tôn tạo cột mốc trên toàn tuyến đường biên giới 2 nước, 2 bên cũng đã tiến hành cho in ấn 126 mảnh bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào với tỷ lệ 1/50.000, đồng thời bổ sung vào dự thảo Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào.
Ông Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh phát biểu tham luận tại hội nghị
Tại hội nghị, đại biểu đã cùng nhau trao đổi, đề ra phương án tuyên truyền nhằm bảo vệ và quản lý tốt hệ thống đường biên giới, xây dựng một đường biên hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN khu vực biên giới. Đồng thời đề nghị cư dân sống trong khu vực hai bên biên giới phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng bảo vệ cột mốc quốc giới, bảo vệ đường biên; kịp thời phát hiện những cột mốc bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị sạt lở cao báo cáo cấp có thẩm quyền sớm có biện pháp xử lý; ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm đường biên giới, mốc giới và vi phạm quy chế đường biên giới…
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (BĐBP Hà Tĩnh) và Đại đội Bảo vệ biên giới 253 (Bộ CHQS tỉnh Bôlykhămxay) tiến hành tuần tra song phương chung đoạn biên từ cột mốc số 475 đến 481.
Hà Tĩnh có 145 km đường biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh của nước bạn Lào là Bolykămxay và Khăm Muộn. Toàn tuyến đường biên có 55 cột mốc quốc giới, 6 cọc dấu được tôn tạo, tăng dày (13 cột mốc tôn tạo, 42 cột mốc và 6 cọc dấu tăng dày).
Hà Tĩnh và Bolykhămxay là cặp tỉnh đầu tiên hoàn thành công tác cắm mốc tại thực địa. Cụ thể, tuyến biên giới Hà Tĩnh – Bolykhămxay có 25 cột mốc, 6 cọc dấu trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Vũ Quang hoàn thành vào tháng 9/2010; tuyến biên giới Hà Tĩnh – Khăm Muộn có 30 cột mốc thuộc địa bàn huyện Vũ Quang và Hương Khê hoàn thành vào tháng 7/2013.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đăng toàn văn nghị quyết về nội dung quan trọng này.
Đoàn viên thanh niên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo huyện về chính sách vay vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm.
Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.
Các kiến nghị của công dân TP Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án, giải phóng mặt bằng...
Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Từ ngày 20/11 đến trưa ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ bước vào đợt 2 để cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật, biểu quyết thông qua 18 luật và 9 nghị quyết.
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an cho thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Lãnh đạo các địa phương, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ở Hà Tĩnh đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và các văn bản mới của Trung ương.
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh phát huy vai trò trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; đưa hoạt động đi vào chiều sâu, thực chất...
Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Trong suốt 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Công khai, minh bạch, rõ ràng, chính xác, tuân thủ quy trình, thực hiện tốt “3 gặp” và “4 biết”… là yếu tố quan trọng để các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác tuyển quân.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Những năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.
Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.