Tên lửa siêu thanh Avangard sắp có đối thủ tại Mỹ

Nhà thầu quốc phòng Raytheon và Bộ Quốc phòng Mỹ đang hợp tác phát triển loại tên lửa có tốc độ tương tự tên lửa siêu thanh Avangard của Nga.

Hiên tại, công tác chế tạo nguyên mẫu phục vụ công việc thử nghiệm đã được Raytheon hoàn tất. Sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm trong hầm gió, dòng tên lửa siêu thanh này sẽ chính thực được phóng thử.

Hiện chưa rõ định danh dòng tên lửa siêu thanh này nhưng theo tiết lộ của nhà sản xuất Raytheon, thế hệ vũ khí mới sẽ có tốc độ trên Mach 10, được thử nghiệm lần đầu vào năm 2022 và trang bị cho quân đội Mỹ không sớm hơn năm 2025.

Tên lửa siêu thanh Avangard sắp có đối thủ tại Mỹ

Mô hình đầu đạn siêu thanh do Raytheon công bố.

Cùng với tiết lộ của Raytheon, Đô đốc Hải quân Mỹ, John Richardson đã công bố kế hoạch mang tên "Thiết kế duy trì ưu thế hàng hải, phiên bản 2.0". Kế hoạch trên được công bố sau khi khi Nga tuyên bố đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard.

Sự ra đời tên lửa siêu thanh vượt trội của Nga cho phép "người đi sau" có sự nghiên cứu hoàn hảo về vũ khí siêu thanh mới có thể đánh chặn được tên lửa Avangard hàng đầu của Nga hoặc vũ khí siêu thanh chế tạo sau có tốc độ cao hơn và sở hữu những tính năng tối tân hơn.

Lầu Năm Góc đã ấp ủ kế hoạch tăng cường khả năng tấn công và răn đe siêu thanh từ lâu song buộc phải thừa nhận "hiện tại chưa có biện pháp nào" đối phó với những loại vũ khí mới nhất của Nga.

Đồng thời với chương trình vũ khí siêu thanh do Raytheon chịu trách nhiệm, Lầu Năm Góc đang triển khai tới 9 dự án vũ khí siêu thanh được cho là khá có triển vọng. Đặc điểm chính xác của các khí tài này đến nay vẫn chưa rõ ràng và các dự án được "đánh dấu" bằng cụm viết tắt HACM và HCCW.

Theo chuyên gia Richard P. Hallion, các vũ khí có cụm HACM có thể là tên lửa hành trình chạy bằng động cơ hoặc các hệ thống tăng tốc khi phóng từ trên không. Trong khi đó, chữ H chắc chắn là viết tắt của từ Hypersonic, nghĩa là siêu thanh.

Vị chuyên gia này dự đoán rằng HCCM có thể là từ viết tắt của "Hypersonic Counter-Cruise Weapon", có nghĩa là vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình siêu thanh. Điều này khớp với giả thuyết mà ông đưa ra rằng Mỹ đang phát triển vũ khí có khả năng chặn các tên lửa siêu thanh do Nga và Trung Quốc phát triển.

Và Mỹ có thể phải đổ hàng tỷ USD vào những dự án nói trên nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển nhằm bắt kịp và hy vọng có thể vượt trội hơn các đối thủ.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.