Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia, khu vực châu Á có những phong tục đón Tết Âm lịch rất khác nhau hay thậm chí không xem đây là một ngày lễ quan trọng.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Hàn Quốc: Các gia đình theo truyền thống sẽ cùng nhau ăn mừng Tết Nguyên đán trong một bữa tiệc lớn. Ngày này được gọi là Seollal và tteokguk (súp bánh gạo) được phục vụ như một món ăn đặc biệt vì bánh gạo trông giống đồng xu. Người Hàn Quốc treo những cuộn giấy xinh xắn chứa đầy những lời chúc phúc trên cửa nhà và cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên của mình.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Trung Quốc: Tết Nguyên đán còn được gọi là ChūnJié và đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của nước này. Đây là thời điểm mà mọi người thường sum họp, nấu nhiều món ăn ngon và chuẩn bị pháo. Tương tự như ở Việt Nam, người lớn cũng đưa cho trẻ em những phong bao lì xì có tiền bên trong. Màu đỏ được coi là màu may mắn. Vì vậy chúng ta sẽ thấy nhiều đồ trang trí ở khắp mọi nơi từ đèn lồng đỏ đến giấy cắt màu đỏ. Các màn trình diễn như múa lân cũng rất phổ biến.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Singapore: Người dân nước này cũng ăn mừng Tết Nguyên đán như một trong những ngày lễ tốt lành nhất trong năm. Lý do là vì có một cộng đồng người Hoa sống ở Singapore nên nhiều lễ hội văn hóa giống nhau đã diễn ra. Một trong số đó là hóng bāo, bữa tối đại gia đình, bánh pháo, những vệt đỏ khắp nhà và thành phố.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Malaysia: Tết Nguyên đán cũng nổi tiếng ở quốc gia này vì một cộng đồng người Hoa nhập cư lớn sinh sống tại đây. Trước Covid-19, bạn có thể thấy các màn biểu diễn múa lân trên đường phố như một phần của lễ đón năm mới. Người ta cũng có phong tục tổ chức các buổi họp mặt đại gia đình và tiệc tùng với các món ăn truyền thống của Trung Quốc.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Tây Tạng: Năm mới của người Tây Tạng được gọi là lễ hội Losar, thường được kết hợp với Tết Nguyên đán. Đôi khi 2 ngày này trùng nhau nhưng đây là một lễ hội rất khác dựa trên lịch Tây Tạng. Giống như Tết Nguyên đán đối với nhiều nước châu Á, Losar được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Vào ngày lễ, người Tây Tạng nhảy múa, xua đuổi ma quỷ và phục vụ bánh bao, được gọi là Guthuk.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Indonesia: Tết Nguyên đán, còn được gọi là Imlek, thực ra đã bị cấm tổ chức ở quốc gia này trong nhiều năm. Mãi đến năm 2002, người Indonesia và người Trung Quốc nhập cư mới được phép ăn mừng ngày lễ này như một ngày lễ quốc gia. Nhiều cửa hàng đóng cửa trong dịp lễ và những đồ trang trí màu đỏ được treo khắp các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh. Người ta cũng mua hoa, cây có múi về làm quà cho bạn bè và người thân.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Brunei: Quốc gia nhỏ bé này đón Tết Nguyên đán chủ yếu là do truyền thống của những người nhập cư Trung Quốc. Khoảng 10% dân số là người Hoa và họ ăn mừng bằng việc múa lân, mở tiệc tại nhà. Trong năm 2021, do vẫn còn dịch bệnh, chính phủ Brunei đã ban hành các hạn chế về cách mọi người tổ chức lễ hội. Họ cấm các ngôi nhà mở cửa, hạn chế các cuộc họp mặt gia đình ở mức 350 người và nhiều quy định khác.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Philippines: Vào Tết Nguyên đán, người lao động nước này được nghỉ và không phải làm việc. Tuy nhiên không phải tất cả người dân Philippines đều tổ chức lễ này. Đây chủ yếu được coi là một ngày lễ của Trung Quốc được tổ chức bởi người Philippines gốc Hoa và địa điểm tổ chức lớn nhất là quận Binondo ở Manila. Là một trong những khu phố Tàu lâu đời nhất trên thế giới, Binondo có nhiều loại hình biểu diễn Tết Nguyên đán xa hoa khác nhau hàng năm.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Nhật Bản: Đây là một trong những quốc gia ở khu vực châu Á không có phong tục đón Tết Nguyên đán. Trong thời Minh Trị, chính phủ đã ban hành tuyên bố chuyển lịch sang lịch mới và phong tục đón Tết Nguyên đán dần không còn được phổ biến ở nước này. Ở thời điểm hiện đại, Tết Dương lịch được tổ chức nhưng Tết Nguyên đán không phải là một phần trong cuộc sống của hầu hết người dân Nhật Bản. Hầu hết người dân Nhật Bản không biết về Tết Nguyên đán và chỉ nghe về nó chủ yếu trên các bản tin truyền hình.

Tết Nguyên đán khác lạ ở châu Á

Campuchia và Thái Lan: Mặc dù Tết Nguyên đán không phải là một ngày lễ lớn ở các quốc gia này, nhưng mỗi nơi đều có một lượng lớn người Trung Quốc tham gia vào dịp lễ. Nếu bạn đến tham quan bất kỳ quốc gia nào trong số này vào dịp Tết Nguyên đán, bạn có thể thấy một số chương trình khuyến mãi liên quan ngày lễ này.

Theo Zing

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…