Thăm Khu lưu niệm Bác Hồ tại Nakhon Phanom

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đặt chân đến rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có một khoảng thời gian hoạt động tại Nakhon Phanom, Thái Lan (1928-1929). Dù thời gian khá ngắn ngủi nhưng Bác đã để lại hình ảnh không thể phai mờ đối với nhân dân Thái Lan, đặc biệt là bà con kiều bào.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí minh được khánh thành và đưa vào hoạt động năm 2016

Nằm cách thủ phủ của tỉnh Nakhon Phanom không xa, chừng 20 phút đi xe túc túc (một loại phương tiện dùng để chở khách đặc trưng và phổ biến ở đất nước Thái Lan) là đến Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong Làng Hữu nghị Thái - Việt.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

Nhà tưởng niệm được thiết kế theo lối kiến trúc Việt Nam.

Ông Võ Trọng Minh - cháu nội của cụ Võ Trọng Đại - một Việt kiều đã che chở và đùm bọc Bác Hồ trong suốt quá trình Người hoạt động cách mạng trên đất Xiêm (Thái Lan bây giờ) kể lại: Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc từ nước Đức trở về Đông Dương hoạt động theo đề nghị của Quốc tế cộng sản, Bác đã chọn bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom - nơi có rất đông bà con Việt kiều sinh sống để hoạt động. Để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp và chính quyền sở tại, bà con Việt kiều đã đặt cho Bác một cái tên rất thân thương và gần gũi đó là Thầu Chín (già Chín) giống như những người Việt Nam di cư sang Thái Lan sinh sống. Ngày ngày, Bác cùng bà con trong vùng ra đồng trồng lúa, trồng rau, đánh bắt cá để sinh sống, buổi chiều rảnh rỗi, Bác cùng với thanh niên trong bản đá bóng.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

Ngôi nhà Bác từng sống và làm việc đã được phục dựng

Từ cổng đi vào Khu lưu niệm Bác Hồ, 2 cây dừa được Bác trồng từ năm 1928, nay đã cao trên 30m. Hai bên lối vào nhà là hàng rào dâm bụt nở hoa đỏ thắm, xen kẽ là những cây cau cao vút, gợi cho chúng ta cảm giác như đang đi trên chính quê hương Việt Nam. Đi vào sâu hơn, sẽ bắt gặp một cây khế cổ thụ, quanh năm trĩu quả do chính tay Bác trồng, đến nay đã 80 năm, tỏa bóng mát cả một góc vườn.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

2 cây dừa Bác trồng vào năm 1928, khi Người đặt chân đến đây

Ngôi nhà Bác đã sống và làm việc từ khi đặt chân lên đất nước Thái Lan được lợp ngói đỏ 3 gian, 2 hồi, xung quanh thưng ván, phía trước có tấm rèm được đan bằng tre theo kiểu kiến trúc nhà ở Trung Bộ của Việt Nam. Ông Võ Trọng Minh cho biết: “Nhiều vật dụng mà Bác đã dùng trong quá trình hoạt động tại đây nay đã được Bảo tàng Việt Nam mang về để trưng bày. Trong nhà hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác ngồi làm việc, một chiếc radio hiệu National Bác dùng để nghe thời sự và một số vật dụng như: Mũ bần Bác thường đội, dao rựa, chum vại đựng nước, cuốc, cào Bác dùng đi làm đồng cùng với bà con kiều bào. Đặc biệt, trong nhà được treo rất nhiều tranh, ảnh Bác qua các thời kỳ hoạt động…”.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

Cây khế Bác trồng đến nay đã được 80 năm

Ông Võ Trọng Minh là người đã dành trọn cuộc đời mình chăm sóc ngôi nhà cũng như khu vườn mà Bác đã từng sống và làm việc. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để bà con kiều bào không chỉ ở tỉnh Nakhon Phanom mà còn cả ở tỉnh Khăm Muộn (Lào) qua lại mỗi dịp lễ tết, ngày sinh, ngày mất của Người.

tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom
tham khu luu niem bac ho tai nakhon phanom

Nhiều tranh ảnh, vật dụng vẫn được cất giữ tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Tháng 3/2014, từ nguyện vọng tha thiết của bà con kiều bào cũng như người dân Nakhon Phanom, Chính phủ Thái Lan và chính quyền tỉnh Nakhon Phanom, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khởi công xây dựng với tổng kinh phí ước tính 40 tỷ đồng. Trong đó, Việt Nam trao tặng 45 triệu bath (tương đương 30 tỷ đồng); số tiền còn lại do Hội Hữu nghị Thái - Việt và Việt kiều tại Thái Lan quyên góp. Ngày 19/5/2016, công trình được hoàn thành và đưa vào hoạt động, bao gồm 12 hạng mục, trong đó có một gian nhà thờ tưởng niệm Bác, xây theo kiến trúc Việt Nam, ngoài ra còn có 3 khu nhà được xây dựng để làm bảo tàng trưng bày các hiện vật và đồ lưu niệm; hồ nước trồng sen, thả cá, núi đá nhân tạo...

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế, đặc biệt là người Việt Nam mỗi khi đến Nakhon Phanom. Chị Nhữ Thị Thùy (ở Hà Nội) đến thăm Khu lưu niệm Bác Hồ xúc động cho biết: “Không thể hình dung nổi khi ở nước ngoài lại có một khu lưu niệm Bác Hồ đẹp và mang đậm nét làng quê Việt Nam. Đến đây, tôi có cảm giác hết sức gần gũi, bình dị, thân thương và lại càng thêm nhớ Bác”.

Anh Nguyễn Khương - kiều bào sống ở thị xã Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn, người đi cùng đoàn với chúng tôi cho biết: “Chúng tôi thường đưa các con đến đây, không chỉ đi tham quan du lịch mà còn nhắc nhở các cháu luôn ghi nhớ và tự hào về quê hương, đất nước đã sinh ra Bác Hồ - người anh hùng dân tộc đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.