(Baohatinh.vn) - Các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc đặt tên các tuyến đường mới cần đảm bảo chặt chẽ quy trình, thủ tục, đặc biệt là việc xin ý kiến Nhân dân.
Chiều 9/12, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh làm việc với Sở VH-TT&DL để thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết về việc đặt tên, điều chỉnh, sửa đổi tên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh trình Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì cuộc làm việc.
Cùng dự có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải.
Sau khi nghe lãnh đạo Sở VH-TT&DL báo cáo tờ trình, dự thảo nghị quyết, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét một số nội dung như: Hạn chế đặt tên đường tại TP Hà Tĩnh trùng với tên đường các đơn vị phụ cận nhằm tránh những khó khăn, vướng mắc khi mở rộng địa giới hành chính của thành phố trong tương lai; thay đổi, điều chỉnh tên một số tuyến đường dự kiến đặt trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh để phù hợp hơn với thực tiễn.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải - Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Cần hạn chế đặt tên đường tại thành phố Hà Tĩnh trùng với tên đường các đơn vị phụ cận nhằm tránh những khó khăn, vướng mắc khi mở rộng địa giới hành chính của thành phố trong tương lai.
Thảo luận về việc đặt tên 20 tuyến đường, kéo dài 3 tuyến, điều chỉnh tên 1 tuyến đường trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, đại biểu cho rằng: công tác chuẩn bị đặt tên, điều chỉnh tên chưa kỹ lưỡng; một số tuyến đường trên địa bàn thị xã đã được đặt tên nhưng hiện tại chưa có đường, chưa gắn biển tên; thị xã Hồng Lĩnh cần tiến hành rà soát kỹ thực trạng các tuyến đường đã đặt tên trên địa bàn gắn với tham mưu để điều chỉnh, đổi tên một số tuyến đường phù hợp thực tế, đảm bảo theo quy định pháp luật.
Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh: Việc đặt tên các tuyến đường mới cần phải xin ý kiến Nhân dân
Ngoài ra, các đại biểu đề nghị thời gian tới Sở VH-TT&DL cần tham mưu ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để quá trình thực hiện sau này thuận lợi, bài bản và thống nhất giữa các địa phương trên toàn tỉnh. Việc đặt tên các tuyến đường mới cần đảm bảo chặt chẽ quy trình, thủ tục, đặc biệt là việc xin ý kiến Nhân dân.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.