Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.

Screenshot 2024-07-21 at 07-41-43 Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc.png
Quang cảnh Hội nghị Geneva 1954. (Ảnh tư liệu).

Với Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, lần đầu trong lịch sử dân tộc, các quyền cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Geneva thừa nhận. Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị Geneva phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tuyệt đối không can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam; quân đội Pháp phải rút về nước. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho nhân dân miền nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Cùng với Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneva kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam. Hiệp định là dấu mốc quan trọng, một thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, mở ra giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam tiến tới hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiệp định còn là thắng lợi chung của ba nước Ðông Dương. Ðây cũng là sự kiện lịch sử tạo nên tiếng vang lớn và mang đến sức cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc. Từ năm 1954 đến năm 1964, có tới 17 trong 22 thuộc địa của Pháp đã giành độc lập; riêng năm 1960 có tới 17 nước ở khu vực châu Phi tuyên bố độc lập.

Bảy thập niên đã trôi qua kể từ ngày Hiệp định Geneva được ký kết nhưng những bài học quý giá từ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, đó là bài học đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cao nhất trong đối ngoại. Ðó cũng là các bài học về sự độc lập, tự chủ trong ngoại giao, đàm phán quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững; hiệp đồng trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp để đi đến thắng lợi cuối cùng; biết thắng từng bước để đi đến chiến thắng hoàn toàn trong bối cảnh chênh lệch về tương quan lực lượng; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên hết, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Ðảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng.

Hành trang quý giá từ Hiệp định Geneva đã được vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam năm 1973, cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay. Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng ta về công tác đối ngoại, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về đối ngoại, ngoại giao. Ðến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ Ðối tác chiến lược và Ðối tác chiến lược toàn diện với năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có mạng lưới quan hệ Ðối tác chiến lược và Ðối tác toàn diện với 30 nước. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế lớn, đồng thời xây dựng được mạng lưới liên kết kinh tế rộng mở với khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, góp phần giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.

Với Hiệp định Geneva, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng những bài học quý báu, sống mãi với thời gian, để lớp lớp thế hệ sau kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước.

nhandan.vn

Đọc thêm

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...
Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên) được tổ chức vào ngày 14/12/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá "chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", “gốc vững, thân chắc, cảnh uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi sống trong lòng cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, trở thành động lực quan trọng, góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
[Infographic] Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Infographic] Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.