Thanh niên xung phong Hà Tĩnh góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng cảm”, lực lượng TNXP Hà Tĩnh đã góp sức cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

aDSC_3486.jpg
Ông Nhự là đại biểu cựu TNXP duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh tham gia chương trình “Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt tổ chức vào đầu tháng 4/2024.

Đã hơn 70 năm trôi qua nhưng những ký ức về Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn in đậm trong tâm trí ông Nguyễn Viết Nhự (SN 1934, ở thôn Yên Thượng, xã Nam Điền, Thạch Hà). Tháng 12/1952, ông Nhự xung phong ra chiến trường và được biên chế vào tiểu đội 3, Đại đội 6, Đội 34, Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) làm nhiệm vụ tại đèo Pha Đin, nơi giáp ranh giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên.

Đây là tuyến đường huyết mạch chi viện cho bộ đội ta tại Điện Biên Phủ. Cùng với đồng đội của mình, ông Nhự đã anh dũng vượt qua bom đạn, kiên cường bám trụ ngày đêm làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, lương thực và phá đá mở đường đảm bảo thông đường, thông xe ra tiền tuyến.

Là một trong những chiến sỹ tích cực trong cuộc chiến, ông Nhự được tổ chức đề nghị theo dõi kết nạp Đảng và đến năm 1955, khi trở về địa phương, ông được kết nạp đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu tháng 4 vừa qua, ông Nhự là đại biểu cựu TNXP duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh tham gia chương trình “Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa.

Ông Nhự nhớ lại: “Chúng tôi đào đất đắp đường vào ban đêm, khi trời tối. Mỗi người đều hiểu trọng trách của mình, vì vậy, ai cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm, dù có hy sinh, gian khổ cũng phải chiến đấu đến cùng”.

DSC_34s94 copy.jpg
Ông Nguyễn Đức Nhung (SN 1934, ở tổ 13, thị trấn Thạch Hà) từng là TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cách nhà ông Nhự không xa, ông Nguyễn Đức Nhung (SN 1934, ở tổ 13, thị trấn Thạch Hà) cũng từng là TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong câu chuyện ngắt quãng bởi ký ức lúc nhớ lúc quên, ông Nhung lật xem Huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ, huân chương kháng chiến chống Pháp…

DSsC_3509.jpg
Ông Nhung (người đứng giữa) chia sẻ với các đồng đội về ký ức Điện Biên.

Ông Nhung bộc bạch: “Lúc đó máy bay bắn phá ác liệt, tôi cùng nhiều chiến sỹ tham gia mở đường kéo pháo lên. Những vất vả, gian khổ không thể kể hết, vừa tham gia mở đường vừa theo dõi, nghe ngóng tin tức. Và ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát, cảm xúc của tất cả chúng tôi vỡ òa”.

Cũng như ông Nhự, ông Nhung, năm 1954, ông Nguyễn Huy Lý, thôn Phượng Sơn, xã Kim Song Trường (Can Lộc) xếp bút nghiên lên đường ra chiến trường. Trèo đèo, lội suối, vượt sông, ông Lý tham gia TNXP làm nhiệm vụ ở đèo Pha Đin. Không chỉ vận chuyển hàng hóa, lương thực, ông Lý còn hỗ trợ quân y chuyển chiến sỹ bị thương về tuyến sau chữa trị. Những hiểm nguy luôn chực chờ nhưng ông Lý vẫn kiên cường bám đường, bám trận địa.

DSC_3s541 copy.jpg
Ông Nguyễn Huy Lý (bên phải) vừa thấy tự hào vì mình đã góp sức cùng lực lượng nhưng cũng buốt lòng khi nghĩ tới những đồng đội của mình đã hy sinh.

Ông Nguyễn Huy Lý xúc động: “Những ngày tháng lịch sử đó vẫn luôn sống trong lòng tôi. Mỗi khi nhắc lại, tôi vừa thấy tự hào vì mình đã góp sức cùng lực lượng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng cũng buốt lòng khi nghĩ tới những đồng đội của mình đã hy sinh”.

Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, cả nước có hơn 16.000 TNXP phục vụ chiến đấu; trong đó, Hà Tĩnh có 1.749 người. Sát cánh cùng bộ đội, lực lượng TNXP Hà Tĩnh luôn có mặt ở những nơi khó khăn gian khổ nhất, mở đường, vận chuyển quân nhu lương thực, đảm bảo giao thông thông suốt, góp phần quan trọng vào chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

DaSC_3536 copy.jpg
Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là biểu tượng đầy tự hào đối với những cán bộ, chiến sĩ từng được trực tiếp tham gia chiến dịch năm xưa.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm”, lực lượng TNXP Hà Tĩnh đã đóng góp sức lực, trí tuệ, cùng với lực lượng bộ đội chủ lực chiến đấu ngoan cường, oanh liệt, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đến nay, khi đất nước hòa bình, những cựu TNXP năm xưa lại gương mẫu trong lối sống, tích cực đi đầu phát triển kinh tế, trở thành tấm gương, niềm tự hào cho các thế hệ đi sau noi theo, tiếp bước”.

Ông Lê Văn Liêm - Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Hà Tĩnh

Chủ đề 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành mong muốn bà con nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.