Thịt lợn đắt không sao cả, đổi sang ăn thịt này vừa rẻ vừa bổ trong mùa đông

Lợn bị liệt vào danh mục thịt đỏ, ăn nhiều bất lợi cho sức khỏe. Nhân dịp giá thịt lợn tăng cao bất thường, chúng ta có thể chuyển qua ăn loại thịt khác cho lành.

Theo Đông y, thịt vịt chẳng có những nỗi lo của “thịt đỏ” lại còn dùng để bồi bổ, chữa bệnh, tốt cho dạ dày, tim, người suy nhược cơ thể...

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Trong lúc bão giá dịp gần Tết này, thay thế thịt lợn bằng thịt gia cầm có giá rẻ hơn lại ngon bổ chẳng kém gì như thịt vịt là một điều vô cùng sáng suốt.

Thịt lợn đắt không sao cả, đổi sang ăn thịt này vừa rẻ vừa bổ trong mùa đông

Nhưng thịt vịt không chỉ là món ăn đơn thuần. Đối với nhiều chứng bệnh phát sinh vào mùa đông như hiện nay, hoặc nếu bạn chẳng may mắc bệnh sốt xuất huyết khi cơn dịch vẫn âm ỉ chưa có dấu hiệu giảm thì ăn thịt vịt thực sự vô cùng hữu ích.

Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn ty bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.

Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, lợn, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Thịt vịt nếu biết chế biến cũng có thể thay đổi thành nhiều món khác nhau, đáp ứng khẩu vị của từng người.

Thịt vịt có thể dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau.

Những người không nên ăn thịt vịt

Thịt lợn đắt không sao cả, đổi sang ăn thịt này vừa rẻ vừa bổ trong mùa đông

Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người mới phẫu thuật: Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn (phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, đàn ông bị liệt dương, người huyết áp thấp) dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt

Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Theo emdep.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Tòa căn hộ Kyoto 5 (phân khu The Kyoto - Vinhomes Star City) ra mắt đã tạo cơn sốt mới cho thị trường BĐS Thanh Hóa. Phong cách sống chuẩn Nhật, tiêu chuẩn bàn giao cao cấp cùng khả năng sinh lời hấp dẫn là những lý do khiến dự án dễ dàng lọt mắt xanh giới đầu tư và khách ở thực.
Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Thử nghiệm các món ăn, đồ uống mới lạ rồi chia sẻ lên mạng xã hội là công việc của những food reviewer (người đánh giá đồ ăn). Đây là nghề đang được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh theo đuổi.
Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng là tình trạng ê buốt, nhức hoặc đau dữ dội ở bên trong hoặc xung quanh vùng răng, nướu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau.