Thổ Nhĩ Kỳ nên chọn cách thua…có lợi!

Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ muốn mình là một người chơi trong trò chơi địa chính trị tại Syria “có tổng bằng không”, thì phải biết chấp nhận bại trận.

Bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng phải phục vụ cho mục tiêu chính trị. Mục tiêu chính trị còn quy định quy mô hoạt động quân sự và thậm chí cả phương châm tác chiến.

Mục tiêu chính trị của Ankara tại Syria là gì? Đó là lật đổ chính quyền Assad, tạo ra một vùng đệm an ninh để ngăn chặn, bóp nghẹt quyền dân tộc của người Kurd…và nếu có thể thì khôi phục đế chế Ottoman?!

Mục tiêu chính trị của Saudi, Qatar…tại Syria cũng thế, lật đổ Assad để khống chế, độc quyền toàn bộ nguồn cung khí đốt, dầu mỏ cho châu Âu qua tuyến đường ống Syria, đưa châu Âu ra khỏi vòng ảnh hưởng năng lượng của Nga...

Để thực hiện mục tiêu chính trị, họ tiến hành các hoạt động quân sự như chúng ta đã biết trong 4 năm qua tại Syria…

Khi mục tiêu chính trị của họ sắp đạt được, “ngày của chính quyền Assad đang được đánh số” thì chính quyền Assad yêu cầu Nga giúp đỡ. Và, ngày 30/9/2015, Nga chính thức mở chiến dịch quân sự tại Syria.

Bằng lực lượng Hàng không-vũ trụ, Nga tiến hành không kích tại Syria với 2 mục tiêu: Bảo vệ chính quyền hợp pháp Assad và tiêu diệt khủng bố bảo vệ an ninh Nga từ xa.

Tính đến hôm nay, tuần thứ 19, giới quân sự, chính trị trên thế giới đều phải công nhận, Nga đã thành công, thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian và đã rất gần. Điều này tất nhiên đồng nghĩa với mục tiêu chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, Qatar…bị sụp đổ hoàn toàn.

Thổ Nhĩ Kỳ không có cửa thắng Nga

Rõ ràng, khi “người chơi lớn” Nga xuất hiện thì Thổ Nhĩ Kỳ muốn thắng phải vượt qua Nga, đó là đánh bại Nga bằng quân sự. Nhưng hiện nay, ngay Hoa Kỳ cũng đã phải buộc công nhận rằng, Nga là một cường quốc quân sự đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau họ.

Nên nhớ rằng, trước đây, Mỹ chỉ coi Nga là cường quốc khu vực, cường quốc loại hai, nhưng khi mở chiến dịch quân sự tại Syria, Nga đã thi thố một năng lực quân sự khiến Mỹ-NATO bàng hoàng, rúng động, mà đương nhiên, trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ.

Một câu hỏi lớn mà rất nhiều người quan tâm là khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có chiến tranh, liệu Nga có sử dụng VKHN chiến thuật hay không?

Theo tôi, ngay cả việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa eo biển Bosphorus để nhốt Hạm đội Biển Đen của Nga, ngăn chặn tiếp tế đường biển cho mặt trận Syria thì Nga vẫn không cần sử dụng VKHN chiến thuật.

VKHN chiến thuật là hủy diệt Thổ Nhĩ Kỳ, đó không phải là mục tiêu chiến tranh của Nga. Khi có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, điều Nga cần là chính quyền Erdogan “must go out” càng nhanh càng tốt và do đó, bằng vũ khí thông thường, Nga cũng đủ khả năng hạ bệ chính quyền Erdogan.

Không ai dám thử SU-35S của Nga để biết là tin đồn hay sự thật

Không ai dám thử SU-35S của Nga để biết là tin đồn hay sự thật

Hôm qua, Bộ tổng Tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tuyên bố, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria chỉ khi nào được HĐBALHQ cho phép. Điều này được hiểu là “được Nga cho phép” vì Nga là một trong 5 vị UVTT của HĐBA.

Đây là quyết định tỉnh táo của giới quân sự bởi mấy điều sau đây:

Thứ nhất, chiến tranh với Nga trong khi NATO từ chối can thiệp khiến Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO phải tự thân, tự lập là điên rồ.

Trên thế giới chỉ có Mỹ và khối NATO may ra thách thức được Nga, nhưng NATO cũng đã e ngại thì Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù có lực lượng đông chỉ sau Mỹ trong NATO nhưng không có mạnh như Anh, Pháp, Đức thì càng không phải là đối thủ của Nga.

Thứ hai là, ngay trong một cuộc chiến hạn chế, nghĩa là phạm vi chỉ trên chiến trường Syria thì với lực lượng của Nga sẵn có, 18.000 quân của Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát biên giới, đe dọa tấn công Syria vẫn không thể thay đổi được thế trận tại Syria.

Muốn thay đổi thế trận tại Syria thì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải tiêu diệt hoặc ít nhất là làm tê liệt căn cứ không quân của Nga tại Latakia. Đồng thời không quân Thổ Nhĩ Kỳ phải làm chủ vùng trời Syria trong suốt thời gian mở đầu cho đến khi kết thúc tác chiến.

Để làm điều này, Thổ Nhĩ Kỳ có 2 phương án tấn công: Tập kích bằng đường không (tên lửa, máy bay) và tập kích bằng đường bộ.

Về đường bộ: Địa hình biên giới vùng Latakia với Thổ Nhĩ Kỳ rất phức tạp, hiểm trở, nên dùng lực lượng lớn là không thể mà dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ thì không phải là đối thủ của 2000 lính thủy đánh bộ Nga đang bảo vệ căn cứ cùng với quân đội Assad bảo vệ vòng ngoài. Đó là chưa kể lực lượng lính dù Nga xuất hiện khi cần.

Về đường không: Một là tập kích bằng không quân. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có gần 200 máy bay chiến đấu xấp xỉ 3 cú “volley” của tàu tên lửa Moscow mà chưa kể đến S-400 được bố trí trên đất liền. Với xác suất 93% trúng đích thì…Thổ Nhĩ Kỳ chắc không dám thử.

Hai là tập kích bằng tên lửa. Đây là phương án gây nguy hiểm nhất cho Nga tại căn cứ không quân Hmeymim.

WS-1 là hệ thống tên lửa phóng loạt của Trung Quốc bán cho Thổ Nhĩ Kỳ và được Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo số lượng lớn, theo giấy phép với cái tên K-300 Kasirga. Tên lửa K-300 Kasirga có tầm phóng 100 km thừa sức bay tới căn cứ Hmeymim cách Thổ Nhĩ Kỳ 50 km.

K-300 có thể làm Hmeymim bị thương, nhưng đổi lại ngay sau đó toàn bộ sân bay, căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bị tên lửa hành trình Kalibr từ tàu nổi, tàu ngầm, bị tên lửa Kh-101, Kh-555 từ máy bay chiến lược của Nga “thổi sạch” mà Thổ Nhĩ Kỳ vô phương chống đỡ.

Kết quả tấn công chỉ làm Nga bị thương, trong khi chính không quân của Thổ Nhĩ Kỳ bị tan nát, mất sức chiến đấu. Rốt cuộc vẫn không có không quân tham gia hợp đồng tác chiến với bộ binh… thì đây là sự lựa chọn thông minh hay là ngu ngốc của giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ?

Một cuộc chiến tranh hạn chế, Ankara đã không có cửa thắng thì tiến hành một cuộc chiến tranh mở rộng, Thổ Nhĩ Kỳ còn bị nhiều cửa bại hơn nữa và bị sụp đổ là điều chắc chắn.

Thổ Nhĩ Kỳ chịu hậu quả tồi tệ hơn nếu…

Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ muốn mình là một người chơi trong trò chơi địa chính trị tại Syria, Trung Đông thì ngoài ra phải biết chấp nhận bại trận. Vì đây là một “trò chơi có tổng bằng không”, nghĩa là kết cuộc của nó chỉ tồn tại 2 kết quả thắng hoặc bại.

Bại của Ankara trên Syria là chắc chắn và rõ ràng. Ankara không thể nào tiêu diệt được PYG khi được chính ngay Mỹ hậu thuẫn, sử dụng như một vòng kim cô trên đầu Thổ Nhĩ Kỳ.

Bại vì quân đội Assad càng hùng mạnh đủ sức bảo vệ chính quyền trong tương lai và Assad thì không có thể lật đổ bằng quân sự.

Vậy chọn lựa tốt nhất của Ankara hiện nay là gì? Tại sao Ankara lại bóp nghẹt quyền dân tộc người Kurd, cấm họ nói tiếng dân tộc mình, đàn áp họ…mà không chịu đối thoại?

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.