Thổ Nhĩ Kỳ sa thải 8.000 cảnh sát, bắt 103 tướng quân đội sau vụ đảo chính

(Baohatinh.vn) - Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải 8.000 nhân viên cảnh sát trên khắp cả nước, bao gồm cả lực lượng cảnh sát ở thành phố Istanbul và thủ đô Ankara, do cáo buộc có liên quan đến âm mưu đảo chính bất thành hôm 15/7, Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức an ninh cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đưa tin.

tho nhi ky sa thai 8 000 canh sat bat 103 tuong quan doi sau vu dao chinh

Sĩ quan cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh minh họa: Reuters)

Trong một diễn biến khác, tổng cộng 103 tướng lĩnh, đô đốc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giữ sau cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, theo AFP. Như vậy, kể từ sau cuộc đảo chính đêm thứ Sáu tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ khoảng 6.000 người.

Tổng thống Erdogan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen đứng đằng sau “đạo diễn” cuộc đảo chính chống lại ông và yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Gulen về thụ án tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Giáo sĩ Gulen sống lưu vong ở một thị trấn nhỏ trên dãy núi Pocono của tiểu bang Pennsylvania, Mỹ kể từ năm 1999 cho đến nay. Ông Gulen phủ nhận bất cứ liên quan nào đến nỗ lực lật đổ chính phủ Tổng thống Erdogan.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cho biết, số người chết sau vụ đảo chính gây rung động ở nước này đã lên đến 290 người, trong số này có 100 kẻ âm mưu đảo chính, và khoảng 1.400 người khác bị thương.

(Theo Reuters, AFP)

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.