Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sản xuất linh kiện F-35 cho Mỹ

Chưa tìm được nhà cung cấp mới, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sẽ cung cấp các thành phần chính của máy bay thế hệ thứ năm F-35 cho Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sản xuất linh kiện cho máy bay ném bom thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ ngay cả sau khi nước này bị loại khỏi chương trình F-35 do mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sản xuất linh kiện F-35 cho Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Theo ông, người đứng đầu Nhà Trắng Donald Trump đã thừa nhận rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong chương trình sản xuất F-35.

“Thực tế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35 một cách không công bằng, nhưng nước này vẫn tiếp tục sản xuất các thành phần quan trọng của những chiếc máy bay này”, đại diện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đã được xác nhận trong một lá thư gửi người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper được ủy quyền bởi Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Lankford và Tom Tillis.

Các thượng nghị sĩ cho biết rằng, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sản xuất và cung cấp các thành phần chính của máy bay chiến đấu F-35 mặc dù nước này đã bị cấm tham gia vào chương trình này.

Các thượng nghĩ sĩ cũng nói thêm rằng, việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chuỗi cung ứng sẽ buộc Bộ Quốc phòng nước này tăng chi phí. Hiện tại, Mỹ đang tích cực tìm các nhà sản xuất được các thành phần này và một khi tìm được nhà cung cấp mới Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ bị loại khỏi chương trình vĩnh viễn.

Đại diện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết rằng, Ankara sẵn sàng giải quyết các vấn đề mà Hoa Kỳ đang lo ngại về sự không tương thích giữa việc mua các hệ thống phòng không của Nga và máy bay chiến đấu của Mỹ.

Tuy nhiên, phía Mỹ không muốn như vậy, họ mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ ngừng mua các hệ thống phòng không này.

Vào tuần trước, không quân Hoa Kỳ sẽ chính thức mua tám máy bay F-3A do công ty Lockheed Martin chế tạo cho Ankara với tổng chi phí 862 triệu USD.

Vào giữa tháng này, một dự luật đã được đưa ra trước Quốc hội Hoa Kỳ để tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Ông Abigail Spanberger, Michael McCall và Adam Kinzinger là những người khởi xướng đệ trình thảo luận về dự luật “Luật chống lại việc xuất khẩu vũ khí Nga”.

Việc mua hệ thống phòng không S-400 cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang thách thức phương Tây và muốn biến đất nước mình thành một “cường quốc toàn cầu”.

Trước đó, do hợp đồng mua bốn tiểu đoàn phòng không của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã hứng chịu rất nhiều đạo luận trừng phạt của Mỹ. Hợp đồng này được ký giữa Moscow và Ankara vào tháng 12/2017. Chi phí của hợp đồng lên tới 2,5 tỷ USD.

S-400 Triumph là hệ thống phòng không hiện đại nhất hiện nay, chúng có thể tấn công máy bay chiến lược và chiến thuật, cũng như tên lửa đạn đạo, mục tiêu siêu thanh và các vũ khí tấn công trên không khác.

Theo Minh Tú/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.