Thông điệp chiến hạm khổng lồ Mỹ tiến vào Biển Đen

Sau sự kiện eo biển Kerch hồi tháng 11/2018, ngay đầu năm 2019, Mỹ đã tiếp tục điều tàu chiến vào hoạt động trong Biển Đen.

Tàu vận tải đổ bộ Mỹ vào Biển Đen

Chiến hạm khổng lồ của Hải quân Hoa Kỳ USS Fort McHenry (LSD-43) thuộc lớp tàu bến đổ bộ (class dock landing ship) lớp Whidbey Island đã thâm nhập Biển Đen. Bức ảnh chiếc tàu chiến cỡ lớn đang băng qua eo biển Dardanelles xuất hiện trên Twitter mang tên “Tin tức hải quân Bosphorus” (Bosphorus Naval News) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Được biết, LSD-43 USS Fort McHenry thuộc loại tàu bến đổ bộ (dock landing ship), tức là vận tải đổ bộ loại trung, thuộc lớp Whidbey Island. Tàu đổ bộ lớp này được chế tạo cho nhiệm vụ vận chuyển binh lính và phương tiện đổ bộ vào bờ (các tàu đổ bộ đệm khí và xe thiết giáp lội nước).

Hiện nay, hải quân Mỹ đang được biên chế 8 tàu vận tải đổ bộ loại này. Mỗi con tàu có lượng giãn nước 16.000 tấn này có thể mang theo 4 tàu đổ bộ khí đệm để chở vũ khí lên bờ, cùng 500 binh sĩ.

Theo bộ phận báo chí Hạm đội 6 của Hải quân Hoa Kỳ, tàu bến đổ bộ USS Fort McHenry mang theo đầy đủ binh lính và trang bị của Đơn vị Viễn chinh Hải quân (Marine expeditionary unit - MEU) số 22 của hải quân Hoa Kỳ đã đi qua eo biển được chuyển qua eo biển Bosphorus tối ngày 06/01, sau đó tiếp tục di chuyển sâu vào Biển Đen.

Bình luận về thông báo của Hải quân Mỹ, đại diện Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tàu tuần tra Pytlivyi thuộc Hạm đội Biển Đen đang áp dụng tổ hợp biện pháp giám sát hành động của tàu vận tải đổ bộ Fort McHenry của Hải quân Hoa Kỳ, đã thâm nhập vào Biển Đen từ ngày 06/01.

Thông báo nêu rõ, tàu đổ bộ của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu hiện diện ở vùng nước thuộc biển Biển Đen kể từ 21h00 ngày 6 tháng 1 (theo giờ Moscow, tức 01h00 ngày 07/01 giờ Việt Nam); đến 21h30, con tàu Mỹ bắt đầu chuyển hướng, để hành trình tới cảng Constanza của Rumania.

Được biết, chiến chiến hạm LSD-43 của lực lượng Hải quân đánh bộ (thuộc Hải quân Mỹ) là tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên triển khai đến Biển Đen, sau vụ đụng độ ở eo biển Kerch giữa Nga và Ukraine, dẫn đến việc Nga bắt giữ 3 tàu Ukraine vào tháng 11/2018.

Ngày 25/11, giới chức lãnh đạo Moscow tuyên bố, ba tàu của Hải quân Ukraine Berdyansk, Nikopol và Yana Kapa, vi phạm Điều 19 và 21 của Công ước Liên Hiệp Quốc, xâm phạm biên giới biển của Nga và không chịu tuân theo các yêu cầu chính đáng của chính quyền Nga.

Nga quyết định sử dụng vũ khí, bắt giữ cả ba con tàu cách bờ biển Nga khoảng 20 km. Do vụ nổ súng, ba binh lính Ukraine bị thương nhẹ nhưng đã được chăm sóc y tế chu đáo, không nguy hiểm cho tính mạng. Moscow đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm biên giới quốc gia.

Thông điệp chiến hạm khổng lồ Mỹ tiến vào Biển Đen

Chiến hạm Mỹ-NATO thường xuyên hoạt động trong khu vực Biển Đen

Mỹ-NATO điều tàu vào Biển Đen “úy lạo tinh thần” Ukraine

Bộ phận báo chí Hạm đội 6 Hải quân Hoa Kỳ dẫn lời phó Đô đốc Lisa Franchetti nói rằng, cuộc hành tiến của USS Fort McHenry vào Biển Đen khẳng định cam kết tập thể của Mỹ về đảm bảo an ninh, tăng cường quan hệ bền vững với các đồng minh trong NATO và những đối tác khác của khối liên minh trong khu vực.

Tuy nhiên đây không phải trường hợp đầu tiên, mà tàu chiến NATO định kỳ tiến vào Biển Đen. Được biết, trong năm 2018, Hoa Kỳ cũng đã điều hàng loạt chiến hạm vào hoạt động trong khu vực Biển Đen.

Số lượng này bao gồm các khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ross (DDG 71), USS Carney (DDG 64) và USS Porter (DDG 78); tàu chỉ huy đổ bộ lớp Blue Ridge LCC-20 USS Mount Whitney, tàu bến đổ bộ lớp Harpers Ferry LSD-51 USS Oak Hill với lực lượng của Nhóm tác chiến Viễn chinh số 26 và tàu vận tải tiếp tế nhanh viễn chinh lớp Spearhead USNS Carson City (T-EPF 7).

Sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu Ukraine ở eo biển Kerch và tiến hành phong tỏa vùng biển Azov, Hải quân Anh cũng đã gửi con tàu Echo đến cảng Odessa của Ukraine để “úy lạo tinh thần đồng minh”.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh là Gavin Williamson tuyên bố rằng London làm như vậy để "gửi tín hiệu cảnh cáo Nga". Ông này cũng gọi hiện diện của tàu Anh tại Biển Đen chứng tỏ rằng Kiev "có thể trông cậy vào một đối tác đáng tin tưởng như Vương quốc Anh".

Còn chính quyền Ukraine ca ngợi hành động này là “nỗ lực ủng hộ đồng minh ngoài NATO”.

Tuy nhiên, theo Tạp chí “Lợi ích Dân tộc” của Mỹ, việc điều vài tàu, vài chiếc máy bay tới Biển Đen chỉ là “những sự hỗ trợ mang tính biểu tượng" của các nước phương Tây dành cho Ukraine.

Trên thực tế, Echo là con tàu thủy văn đa năng, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ khoa học là lập bản đồ đáy biển, còn sự hiện diện của các máy bay Mỹ chỉ là những chuyến bay huấn luyện, trinh sát thường kỳ. Sự hiện diện của chúng đã được thổi phồng thành “hành động răn đe Nga”.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.