Từ cánh đồng sản xuất cây màu kém năng suất, vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh ở thôn Trung Đức, xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cải tạo, xây dựng mô hình dưa hấu cho thu nhập cao.
Với sự đầu tư nghiêm túc, bài bản, ông Nguyễn Tiến Nhật (SN 1969, thôn Thuận Mỹ, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen, cho thu nhập cao.
Sau nhiều vụ mùa thất bát, người dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã không còn mặn mà với khoai mài - loại cây đã từng mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều người dân nơi đây.
So với cùng kỳ năm 2021 khi dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, thu nhập bình quân của người lao động quý 3/2022 chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 30,1% tương ứng 1,6 triệu đồng.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang triển khai các mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ tuần hoàn, nông nghiệp sạch. Đây là những “hạt nhân” quan trọng để xây dựng các chuỗi kinh tế nông thôn tuần hoàn, an toàn, thân thiện, sinh thái, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
Mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế khác, gia đình anh Trần Danh Giáp (SN 1985, ở xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành công nhờ chăn nuôi tổng hợp, cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
Nhờ chịu thương chịu khó và đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Lý (SN 1952) và bà Nguyễn Thị Liệu (SN 1959) tại thôn 9, xã Sơn Hồng, Hương Sơn (Hà Tĩnh) không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Sau 2 năm triển khai nuôi ốc bươu đen, đến nay anh Phạm Viết Sỹ (thôn Văn Minh, xã Thường Nga, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có mức thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Không chỉ được biết đến là điển hình trong xây dựng vườn mẫu, ông Nguyễn Văn Khánh (SN 1965, ở thôn 5, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn khiến nhiều người quý trọng bởi việc truyền cảm hứng trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Từ một vùng quê miền núi đói nghèo, lạc hậu, giờ đây, nhờ các vườn cam, đồi chanh... mà bức tranh NTM ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã trở nên tươi tắn và giàu sức sống.
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết khiến cây lạc không cho nhiều củ như mong đợi. Tuy nhiên, nông dân Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) vẫn vô cùng phấn khởi bởi lạc bán được với giá cao.
Vượt qua thời tiết khắc nghiệt, hàng nghìn vườn rau của nông dân Hà Tĩnh vẫn mọc lên xanh mướt, không chỉ cung cấp thực phẩm, tạo cảnh quan đẹp mắt cho gia đình mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế “khủng” cho bà con.
Hà Tĩnh hiện có 85.874 lao động đang làm việc tại 5.324 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 1.287 lao động nước ngoài đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Khép lại 4 vụ chè của năm 2019, người trồng chè ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thu hoạch được 7.259 tấn chè búp công nghiệp, mang về nguồn thu 50.813 triệu đồng.
Nghề đánh lưới gần bờ trong mùa biển động đang giúp ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) có khoản thu nhập cao, trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ngày nhờ chi phí đầu tư thấp, thời gian đánh bắt ngắn.
Khách ở xa có dịp đến thăm Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn thường nghe người dân nơi đây ca ngợi về món ăn đặc sản chế biến từ nấm tràm. Nhưng ít ai biết được cái nghề hái nấm tràm cũng lắm công phu.
Từ nhiều năm nay, đi rừng "săn" chuối hột đã trở thành nghề của anh Kiều Viết Cường (thôn 6, xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh). Nếu may mắn, có ngày anh có thể kiếm được tiền triệu nhờ quả chuối hột rừng.
Từ khi làm mẹ, công việc trong gia đình thêm bộn bề hơn, nhưng những "mẹ bỉm sữa" ở Hà Tĩnh vẫn có thể kiếm thêm thu nhập thông qua bán hàng trên mạng.
Vào mùa này, từ tờ mờ sáng hoặc chiều tà, người dân tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh lại băng đồi hái sim chín, đem bán cũng được 300 nghìn đồng/người/ngày.
Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc dùng mức thu nhập khổng lồ của siêu sao Lionel Messi để chứng minh cho sự thiếu bình đẳng giữa bóng đá nam và bóng đá nữ hiện nay.
Kết luận hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể vào sáng 6/6, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và cho rằng phát triển kinh tế tập thể của Hà Tĩnh thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng, với truyền thống của Hà Tĩnh.
Sáng 6/6, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đồng chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh.
Xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện là một trong những địa phương dẫn đầu huyện, tỉnh về số lượng mô hình kinh tế cho thu nhập cao, ổn định và bền vững.
Đến thời điểm này, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong phong trào xây dựng vườn mẫu, với 506 vườn đã đạt chuẩn 5 tiêu chí. Hiện các địa phương đang tiếp tục làm thêm 424 vườn theo khung kế hoạch đã xây dựng.
Nhận thấy nghề nuôi rắn độc trong nhà cho hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Văn Thịnh (trú thôn 5, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng cha là ông Nguyễn Văn Nhuần đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), do cam năm nay khá được mùa và có nhiều diện tích cam bù đã cho quả nên năng suất cam trên địa bàn đạt khoảng 151 tạ/ha, mang về nguồn thu cho người nông dân hàng trăm tỷ đồng...
Vụ cam này, nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) ước tính sẽ có nguồn thu khoảng 450 tỷ đồng. Hiện, người làm vườn đang tập trung bảo vệ để tránh hư hại và cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất...
Dù bị khuyết tật bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị Đinh Thị Tứ (thôn 15 xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) phó mặc cuộc sống cho số phận. Không chỉ tự chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình, chị còn trồng hàng nghìn cây cây ăn quả, thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.