Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều vụ mùa thất bát, người dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã không còn mặn mà với khoai mài - loại cây đã từng mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều người dân nơi đây.

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Ông Hiệp (bên phải) trao đổi với ông Phan Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Giang về việc trồng cây khoai mài

Từng được mệnh danh là “vua khoai mài” nhưng giờ đây ông Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953, trú tại thôn 7, xã Sơn Giang) chẳng còn mặn mà với loài cây từng khiến ông “lao tâm khổ tứ”, mất nhiều năm mới thuần hoá thành công. Ông Hiệp được coi là người tiên phong trong việc trồng khoai mài để từ đó đưa phong trào trồng loại cây này lan rộng trên toàn xã Sơn Giang.

“Trong sản xuất nông nghiệp, khó loài cây nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khoai mài khi sản xuất trên cùng một diện tích. Năm 2019, 2020 tôi từng thu nhập 900 triệu và hơn 1 tỷ đồng từ hạt giống và bán củ khoai mài trên khuôn viên rộng khoảng gần 1 ha. Hiện tại tôi vẫn trồng khoai mài nhưng rất ít, chỉ đủ dùng trong gia đình” - ông Hiệp chia sẻ.

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Gần thu hoạch nhưng cây khoai mài của ông Bùi Công Nhân chỉ thu được khoảng 1kg

Cũng tâm trạng nuối tiếc, đầu năm nay ông Bùi Công Nhân (SN 1952 tuổi, trú tại thôn 7) chỉ trồng mấy trăm cây để khỏi “nhớ nghề”, chứ không còn hứng thú gì với việc trồng khoai mài. Mặc dù theo ông Nhân, loài cây này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Ông Nhân cho rằng, bỏ thì tiếc nhưng trồng chẳng ăn thua gì. Năm 2018, tôi thu được trên 200 triệu đồng từ việc phát triển giống cây này nhưng 2 năm tiếp theo (2019, 2020) khoai mài liên tục mất mùa do thời tiết khắc nghiệt. Trồng khoai mài không khó nhưng chỉ trồng được ở vùng đất mới, còn không thể thâm canh được. Ông Hiệp, ông Nhân là những hộ dân ở xã Sơn Giang hiện còn trồng khoai mài song diện tích chưa đến 100m2.

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Ông Nhân chăm chút cây khoai mài trong vườn nhà.

Sau thành công của ông Nguyễn Thái Hiệp, năm 2018 nhiều hộ dân ở xã Sơn Giang chuyển đổi nhiều loại cây trồng sang trồng cây khoai mài, những mong nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Theo ông Cao Xuân Danh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Giang, cao điểm như năm 2019, trên địa bàn có khoảng hơn 40 hộ trồng khoai mài, với diện tích lên đến trên 5ha. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay các hộ dừng hẳn, chỉ còn ít hộ trồng để sử dụng khi có nhu cầu.

Theo những hộ dân, củ của loại cây này không chỉ ăn ngon mà còn là vị thuốc nam (hoài sơn) chữa được nhiều bệnh nên giá trị kinh tế khá cao. Mùa trồng khoai mài bắt đầu từ tháng chạp (âm lịch) đến tháng 2, tháng 3 hạt mới nẩy chồi. Qua thời gian sinh trưởng từ 9 - 10 tháng khi thân cây héo dần, lá rụng là lúc báo hiệu một chu kỳ phát triển kết thúc và cho thu hoạch. Sau 1 năm thu hoạch, 1 cây khoai mài có thể cho củ nặng từ 2 - 5kg. Thậm chí có cây khoai mài của ông Nguyễn Đình Loan (thôn 3 xã Sơn Giang) nặng đến 13kg.

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Ông Nhân bên cạnh những cây khoai mài của người em gái tại thôn Lâm Đồng, xã Sơn Lâm

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Đây là loại cây leo nên khi trồng cần phải làm giàn, hoặc bố trí cành cây để khoai mài leo

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của ông Hiệp, ông Nhân cũng như các hộ dân trồng khoai mài ở Sơn Giang thì loài cây này chỉ trồng từ 1 đến 2 vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn từ vụ thứ 3 trở đi, cây phát triển rất tốt nhưng củ ngày càng teo lại. Hay nói cách khác là khoai mài chỉ nên trồng đến 2 vụ tại 1 vùng đất, sau đó nếu tiếp tục phát triển thì phải chuyển đến khu đất mới trong khi diện tích sản xuất của các hộ gia đình ở xã Sơn Giang khá hẹp.

Bên cạnh làm “hư” đất, việc tiêu thụ khoai mài cũng khó khăn bởi thị trường đầu ra sản phẩm là chưa nhiều, đó là những nguyên nhân nhiều hộ dân ở Sơn Giang đã “quay lựng” với loại cây trồng này.

Do đâu người dân Hương Sơn không còn “mặn mà” với khoai mài?

Khu vực này trước kia sản xuất khoai mài nay được gia đình ông Hiệp thay thế bằng loài cây sắn

Ông Nguyễn Đức Thắng - Chủ tịch UBND xã Sơn Giang cho biết: “Đến nay dù đã chuyển sang các loại cây trồng mới nhưng nhiều người dân xã Sơn Giang vẫn rất tiếc khi”nói lời chia tay" với cây khoai mài.

Thiết nghĩ, để loài cây này phát huy được hiệu quả cần có sự quan tâm của các cơ quan chức năng trong việc tạo điều kiện để người dân nắm bắt kỹ thuật trồng. Bên cạnh hỗ trợ kiến thức khoa học, người dân cần có sự chia sẻ trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.