Mùa biển động, ngư dân Lộc Hà đánh lưới gần bờ vẫn “đút túi” tiền triệu mỗi ngày

(Baohatinh.vn) - Nghề đánh lưới gần bờ trong mùa biển động đang giúp ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) có khoản thu nhập cao, trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ngày nhờ chi phí đầu tư thấp, thời gian đánh bắt ngắn.

Mùa biển động, ngư dân Lộc Hà đánh lưới gần bờ vẫn “đút túi” tiền triệu mỗi ngày

Ngư dân chuyển “thành quả” sau một chuyến ra khơi lên bờ tiêu thụ.

Đang bày “thành quả” của ngày đi biển lên bán cho người dân, chị Mai Thị Lan (xã Thạch Bằng) phấn khởi cho biết: "Chúng tôi có thể đi từ 4 - 5 tiếng hoặc gần nửa ngày rồi về, tuỳ vào thời tiết và lượng hải sản đánh bắt được. Thời gian ngắn nên hải sản vẫn còn tươi sống, bán được giá cao hơn.

“Chuyến này thuyền tôi được gần 2 kg tôm loại lớn, 3kg ghẹ và một ít cá… bán được gần 1,5 triệu đồng. Có ngày “trúng" ghẹ, tôm thì thuyền chúng tôi có thể “đút túi” từ 2 - 2,5 triệu đồng. Chỉ có gần nửa ngày đánh bắt thì số tiền như thế là không hề nhỏ với bà con ngư dân” - chị Lan chia sẻ thêm.

Mùa biển động, ngư dân Lộc Hà đánh lưới gần bờ vẫn “đút túi” tiền triệu mỗi ngày

Các loại cá, tôm, ghẹ... được người dân và thương lái mua ngay trên bờ với giá khá cao.

Với thâm niên đi biển lâu năm, ngư dân Trần Văn Nam (xã Thạch Kim) chia sẻ: “Vào mùa này, biển thường động nhiều lại cá, tôm... dạt vào gần bờ trú ngụ nên chúng tôi tranh thủ thời gian đi đánh lưới gần bờ để săn bắt các loài hải sản, kiếm thêm thu nhập. Chỉ với chiếc thuyền nhỏ gắn động cơ máy, một số loại ngư cụ và ra khơi khoảng 2 - 3 km có thể đánh được các loại có giá trị, thu về hàng triệu đồng/ngày”.

Mỗi chiếc thuyền ra khơi có thể đi từ 2 - 3 người và trang bị 2 - 3 lưới đánh, mỗi lưới sẽ được kéo lên sau khoảng 2 -3 tiếng thả, thu về nhiều loại hải sản như tôm càng, tôm he, ghẹ, cá chai, cá hố, cá đù…

Mùa biển động, ngư dân Lộc Hà đánh lưới gần bờ vẫn “đút túi” tiền triệu mỗi ngày

Với tôm biển loại to, còn tươi ngư dân có thể bán từ 350 - 400 nghìn đồng/kg.

Ngư dân cũng không phải lo lắng cho đầu ra vì các thương lái, người dân có nhu cầu đã chờ sẵn trên bờ để thu mua.

Anh Trần Văn Nam chia sẻ: “Đánh bắt bằng lưới thì hải sản còn tươi nguyên, có chất lượng nên được nhanh chóng mua hết ngay. Bà con ngư dân có “tiền ngay, thóc thật” kiếm thêm thu nhập và chuẩn bị máy móc, ngư cụ cho chuyến biển sau”.

Mùa biển động, ngư dân Lộc Hà đánh lưới gần bờ vẫn “đút túi” tiền triệu mỗi ngày

Đánh bắt bằng lưới gần bờ nên nhiều loại cá còn tươi, sáng màu nên được khách hàng ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Lệ – một thương lái chuyên kinh doanh hải sản tại xã Thạch Bằng, cho biết: “Nhiều loại hải sản đánh bắt gần bờ tươi ngon nên mua về khách hàng rất ưa chuộng. Chúng tôi thường “căn” đầu giờ sáng hoặc cuối chiều để chờ thuyền và mua ngay tại bãi. Đồ tươi nên giá có cao hơn nhưng đổi lại bán được đắt hàng lắm”.

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim Biện Ngọc Cường cho biết: "Đánh lưới gần bờ là nghề truyền thống của ngư dân xã Thạch Kim, mang về các loài hải sản có giá trị kinh tế khá cao. Người dân trong xã có thể thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi do biển động, tàu công suất lớn không thể ra khơi, kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Chúng tôi đã kết hợp truyên truyền, thường xuyên cập nhật tin tức thời tiết để ngư dân chủ động, bảo đảm an toàn khi đánh bắt vào mùa này”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.