Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

(Baohatinh.vn) - Nhờ chịu thương chịu khó và đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Lý (SN 1952) và bà Nguyễn Thị Liệu (SN 1959) tại thôn 9, xã Sơn Hồng, Hương Sơn (Hà Tĩnh) không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Bằng sự chăm chỉ, cần cù, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Lý đã biến những vùng đất đồi cằn khô thành trang trại cho thu nhập ổn định.

Sở hữu 1,6 ha đất vùng bán sơn địa, đất đai khô cằn nên 10 năm trước, gia đình ông Lý, bà Liệu vẫn thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Là người nông dân cần cù, chăm chỉ, năm 2012, ông Lý rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng tìm đến những gia đình phát triển kinh tế vườn đồi trong và ngoài tỉnh như Hương Khê, Vũ Quang, Quỳ Hợp (Nghệ An) để học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng dự kiến năm nay, ông bà thu hoạch hơn 2 tấn bưởi.

Sau chuyến đi hơn 2 tuần, ông về vườn nhà và bắt tay vào cải tạo đất, vay mượn tiền để mua nhiều loại cây trồng mới như: chè, mít, cau, chuối, đào ao nuôi cá. Cứ thế, với phương pháp “lấy ngắn, nuôi dài”, ông bà mở rộng thêm diện tích trồng chè, ổi; nuôi 2 con hươu… Không dừng lại ở đó, vợ chồng ông cũng tiến hành xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi heo, nuôi bò, nuôi ong...

Nhờ chịu thương chịu khó nên 3 năm sau khi cải tạo vườn đồi, cuộc sống của gia đình ông bà cùng 4 người con dần được cải thiện, có thu nhập ổn định.

Đến năm 2016, không những không còn có tên trong danh sách những hộ nghèo của xã, gia đình ông bà còn thuộc diện có “của ăn của để” nhờ việc thường xuyên đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất.

Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Ông Lý đào hố trữ nước, thắp điện sáng để “bẫy” các loại côn trùng phá cây cây và các loại quả.

Tuy nhiên, theo ông Lý, năm 2017 mới là năm đánh dấu đột phá trong làm ăn kinh tế của gia đình. Ông được xã Sơn Hồng hỗ trợ 150 cây cam giống V2, Hội Nông dân Hương Sơn hỗ trợ 200 cây giống bưởi diễn và bưởi Phúc Trạch để mở rộng sản xuất. Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi còn thường xuyên “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho các loại cây trồng. Từ đó, giúp ông thêm một lần được củng cố các kiến thức về kỹ thuật canh tác cây trồng.

Cũng trong năm này, vợ chồng ông Lý trồng mới thêm 200 cây cam V2, 50 cây bưởi diễn, 50 cây bưởi Phúc Trạch, 3.000 cây dứa; đồng thời thuê thêm 3 ha đất đồi gần nhà để trồng keo; nuôi hàng trăm gà lấy trứng, lấy thịt....

Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

12 tổ ong của ông Nguyễn Xuân Lý mỗi năm cho thu hoạch hơn 100 lít mật ong.

Đến nay, toàn bộ diện tích 1,6 ha được phủ kín bởi hàng ngàn loại cây; hàng trăm con lợn, gà; 12 tổ ong; 5 con bò, 5 con hươu... Mỗi năm trừ chi phí, vợ chồng ông bà thu lãi trên 250 triệu đồng.

Theo nhẩm tính của ông Lý, năm 2023, vườn keo 3 ha ông trồng cách đây 5 năm sẽ cho thu hoạch, nếu thuận lợi ông sẽ có thu nhập trên 400 triệu đồng.

“Sang năm sau, khi thu nhập ổn hơn, tôi đang tính sẽ thuê thêm gần 1 ha đất để mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế; tăng tổng số ong lên 20 tổ” - ông Lý nói về dự định sắp tới.

Vợ chồng lão nông miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Ông Nguyễn Xuân Lý được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2022.

Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng Nguyễn Khánh Hoà cho biết: “So với nhiều mô hình kinh tế khác, mức thu nhập của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Lý chưa phải thuộc diện cao nhất trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, chính cách làm và kế hoạch sản xuất cụ thể, có lộ trình, ông bà đã xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng bền vững, có giá trị lâu dài. Đáng nói hơn là sự bứt phá ngoạn mục của gia đình ông từ hộ nghèo, vươn lên thành hộ trung bình rồi khá giả ở địa phương. Đây chính là tấm gương và động lực cho những hộ dân còn khó khăn trên địa bàn, biết sử dụng tư liệu sản xuất và chăm chỉ làm ăn, tận dụng tốt lợi thế của địa phương để thay đổi cuộc sống”.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn Phan Văn Khanh, ngoài mạnh dạn đầu tư các loại giống, cây con mới, ông bà Nguyễn Xuân Lý và Nguyễn Thị Liệu còn áp dụng các tiến bộ của KHKT vào sản xuất, do vậy đã đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Với những đóng góp đáng ghi nhận của mình, ông Nguyễn Xuân Lý được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2022.

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.