Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Nhiều năm nay, các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phát huy tiềm năng, thế mạnh vườn đồi để làm kinh tế trang trại, gia trại, giúp nông dân từng bước làm giàu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.

Đa dạng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Mô hình kinh tế trang trại, gia trại không chỉ làm thay đổi tư duy sản xuất mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Vũ Quang.

Với những lợi thế sẵn có của địa phương, nông dân Vũ Quang đã sớm tận dụng những thế mạnh về vườn đồi, đất đai... để hình thành các mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi và trồng trọt cho thu nhập ổn định. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 1.845 mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho thu nhập từ 100 triệu đến trên 1 tỷ đồng/mô hình/năm.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Chị Nguyễn Hồng Nhung ở thôn Đồng Minh (xã Hương Minh) chăn nuôi lợn theo hướng liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Với quy mô đàn lợn hơn 100 con/lứa, chị Nguyễn Hồng Nhung ở thôn Đồng Minh (xã Hương Minh) đã tự xây dựng cho mình một mô hình kinh tế gia trại hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Chị Nhung cho biết, năm 2017, được xã hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên chị nuôi 50 con, nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật nên đàn lợn phát triển nhanh.

“Sau gần 4 tháng nuôi, tôi xuất chuồng lứa lợn đầu tiên với trọng lượng trên 100kg/con, thu lãi hơn 30 triệu đồng. Nhận thấy việc nuôi lợn theo hướng liên kết mang lại nguồn thu nhập ổn định, vợ chồng tôi đã nâng tổng đàn lên 100 - 120 con/lứa. Mỗi năm tôi nuôi 3 lứa, cho thu nhập từ 160 - 180 triệu đồng/năm”, chị Nhung phấn khởi chia sẻ.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Vườn cam rộng 6ha của chị Trần Thị Hạnh ở thôn Hương Giang (xã Đức Hương) cho năng suất trên 30 tấn/năm.

Quyết tâm làm giàu ngay trên chính quê hương, vợ chồng chị Trần Thị Hạnh ở thôn Hương Giang (xã Đức Hương) đã xây dựng thành công thương hiệu cam của gia đình. Nhờ trồng theo tiêu chuẩn VietGap mà xã định hướng, nên sản phẩm cam của vợ chồng chị luôn bảo đảm chất lượng và được thị trường đánh giá cao.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Bình quân mỗi năm, chị Hạnh thu về gần 1 tỷ đồng từ 2.500 gốc cam.

Chị Hạnh cho biết: “Với gần 2.500 gốc cam Xã Đoài, mỗi năm, vườn cam của gia đình tôi cung cấp ra thị trường hơn 30 tấn cam, trừ chi phí, thu về gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh việc trồng cam, vợ chồng tôi còn trồng hơn 100 gốc bưởi Diễn và chăn nuôi thêm 15 con bò để làm “giàu” thêm cho trang trại.

Nhờ có các chính sách hỗ trợ của xã, gia đình tôi từ hộ nghèo nhiều năm liền đã vươn lên trở thành hộ có nguồn thu nhập đứng “top” đầu của địa phương”.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Ngoài trồng cam và bưởi, chị Hạnh còn chăn nuôi thêm 15 con bò.

Ông Lê Văn Lợi - Bí thư Đảng ủy xã Đức Hương tự hào cho biết: “Toàn xã có gần 300 mô hình kinh tế trang trại, gia trại tiêu biểu. Để các mô hình kinh tế trang trại, gia trại phát triển ổn định, chính quyền địa phương thường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để giúp các hộ có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Từ đó giúp cho các trang trại, gia trại không chỉ sản xuất ra sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn mà còn chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Bên cạnh phát triển chăn nuôi và chú trọng trồng các cây chủ lực, người dân Vũ Quang tận dụng thế mạnh diện tích đất đồi để trồng keo cung cấp gỗ cho Nhà máy Sản xuất gỗ ván ép MDF - HDF Thanh Thành Đạt. Trong ảnh: Người dân xã Hương Minh tập trung trồng keo sau khi thu hoạch.

Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở Vũ Quang thời gian qua đã mang lại những hiệu quả to lớn cho người dân và địa phương. Nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trồng cây lương thực kém năng suất, sau khi chuyển sang làm trang trại, gia trại với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng, đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với sản xuất nhỏ lẻ như trước đây.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra các mô hình kinh tế ở xã Đức Hương.

Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng cho biết: "Việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã trực tiếp góp phần khai thác tốt diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa; nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung.

Đặc biệt, hiệu quả thu được từ kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần từng bước đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân".

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Vườn cam VietGap cho thu nhập cao qua từng vụ của bà Nguyễn Thị Luân ở thôn 1, xã Quang Thọ.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, để tạo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại và gia trại nói riêng, thời gian tới, Vũ Quang sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, gia trại; đẩy nhanh việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình theo quy hoạch; tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi... ở các vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho khu vực trang trại; tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.

Kinh tế trang trại, gia trại “đổi đời” nông dân Vũ Quang

Đến nay, Vũ Quang đã thành lập được 1.845 mô hình kinh tế trang trại, gia trại.

“Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nhạy bén, không ngừng sáng tạo của người dân, việc phát kinh tế trang trại, gia trại sẽ thực sự là hướng làm giàu hiệu quả của nông dân Vũ Quang, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, tạo điểm sáng trong xây dựng NTM ở Vũ Quang” - Chủ tịch UBND Vũ Quang Bùi Khắc Bằng nhấn mạnh.

Đến nay, toàn huyện Vũ Quang đã thành lập được 1.845 mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Trong đó, có 83 mô hình cho thu nhập trên 1 tỷ đồng, 151 mô hình cho thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và 1.611 mô hình cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.