Nhà báo Phan Khắc Hiền hiến tặng những kỷ vật thời ở chiến trường. Ảnh: CAND
Theo thư kêu gọi hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Thuận Hữu, ý thức được ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 21/8/2014. Hơn 1 năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết về địa điểm, nhân sự và bước đầu đã khai thác, tiếp nhận các hiện vật, tài liệu.
Các đại biểu tham quan hiện vật được hiến tặng - Ảnh: Diệp Đức Minh
"Đây là tình cảm, trách nhiệm của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam các nhiệm kỳ cũng như của những người làm báo hôm nay đối với các thế hệ tiền bối và hậu thế. Công việc đó chỉ có thể hoàn thành khi có sự góp sức của toàn xã hội, các cơ quan báo chí, trước hết là của các cấp hội, các nhà báo lão thành và gia đình, thân nhân các nhà báo quá cố", thư nêu (Chi tiết mời xem tại đây: thu-keu-goi.pdf).
Nhấn mạnh sự cấp bách của việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thư nhấn mạnh: Mỗi sự chậm trễ hoặc thờ ơ lúc này đều có thể khiến thêm một tờ báo quý bị thất lạc, thêm một bức ảnh giá trị bị hư hỏng, thêm một hiện vật mất dấu vết, thêm một nhân chứng ra đi...
Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và Ban tổ chức lễ hiến tặng đón nhận chiếc máy ảnh tác nghiệp trong những năm tháng chiến tranh và một số hiện vật của nhà báo lão thành Trương Quang Hường -nguyên PV Báo Quân khu IV, nguyên cán bộ Hội Nhà báo Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Tĩnh - Người làm báo.
Mọi ý kiến đóng góp và hiện vật, tài liệu hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam xin gửi về Hội Nhà báo Việt Nam hoặc Hội Nhà báo tỉnh, thành nơi gần nhất. |
Nhằm sớm đưa Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào hoạt động, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Thuận Hữu kêu gọi các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, các đồng nghiệp làm báo cả nước, gửi tặng Bảo tàng những hiện vật, tư liệu đang lưu giữ hoặc cung cấp thông tin để Hội Nhà báo Việt Nam tiếp cận và có hình thức sao lưu phù hợp.
Kể từ khi Gia định báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên được xuất bản, báo chí Việt Nam đã có hơn 150 năm lịch sử. Từ khi Báo Thanh niên ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống hơn 90 năm. Lịch sử báo chí là một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc, cần được lưu giữ một cách có hệ thống, khoa học, được bảo quản lâu dài và khai thác có hiệu quả, để các hiện vật, tư liệu của quá khứ sẽ là nhiềm tự hào, tỏa soáng cho các thế hệ người làm báo hôm nay và mai sau, đồng thời là điểm đến hữu ích, góp phần nâng cao nhận thức và tình cảm của những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Mỗi hiện vật, thước phim, tờ báo, tấm ảnh dù nhỏ nhất, đơn giản nhất liên quan đến nghề báo, người làm báo, phản nahs các sự kiện lịch sử phong phú của đất nước và dân tộc đều có giá trị lịch sử không thể thay thế. Song, các hiện vật đó đang rải rác nhiều nơi, trong và ngoài nước, và đang có nguy cơ mai một. | ||