Nông nghiệp

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Khát vọng của những người nông dân gom “tấc vàng” xây dựng mô hình làm ăn lớn và những yêu cầu thực tiễn trên đồng ruộng đòi hỏi cần có một “sân chơi” rộng mở cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo sức bật thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng hiện đại, quy mô lớn, có tính bền vững.

.........

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Chia sẻ về những thăng trầm khi đi thuê, mượn tư liệu sản xuất để canh tác quy mô lớn, những người nông dân tích tụ ruộng đất mà chúng tôi đã gặp và trò chuyện đều nói rằng, họ không thể thành công nếu thiếu sự đồng hành của chính quyền và sự tiếp sức của những cơ chế, chính sách hỗ trợ của các cấp, ngành.

“Thực tế cho thấy, người dân dù có thể canh tác không hiệu quả hoặc để ruộng bỏ hoang đi làm nghề phụ khác nhưng không hề dễ dàng khi đưa ra quyết định cho thuê đất. Vì vậy, chính quyền địa phương dù là trung gian nhưng lại có vai trò quyết định để giúp những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận được sự đồng tình của người dân trong việc cho thuê đất, tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa. Đến nay, xã đã làm “trọng tài” giúp 5 mô hình trên địa bàn tích tụ ruộng đất với tổng diện tích khoảng 50 ha. Các mô hình cũng tiếp cận được nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, từ đó có thêm nguồn lực để bứt phá” - ông Bùi Anh Sơn, Chủ tịch UBND xã Yên Hồ (Đức Thọ) chia sẻ.

Video: Chủ tịch UBND xã Yên Hồ Bùi Anh Sơn trao đổi về vai trò đồng hành của chính quyền trong các mô hình tích tụ ruộng đất.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo xã Yên Hồ (Đức Thọ) đồng hành, hỗ trợ mô hình tích tụ ruộng đất của ông Nguyễn Đức Hà. Ảnh tư liệu

Bên cạnh sự song hành của các cấp, ngành với mô hình mới, bước thuận lợi rất lớn để các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh tích tụ, tập trung ruộng đất đó là các địa phương trong toàn tỉnh đã sớm hoàn thành chuyển đổi ruộng đất lần thứ 2 để tăng diện tích đất trên một thửa ruộng, tập trung đất đai về một vùng, tạo tiền đề cho việc thuê đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cùng đó, các cơ chế, chính sách khuyến khích trong phát triển nông nghiệp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện trong những năm qua đã tạo động lực lớn để các mô hình tập trung ruộng đất tổ chức sản xuất có hiệu quả, chuyển dần sang hướng hàng hóa.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Toàn tỉnh có 4 địa phương triển khai thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trong sản xuất lúa (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc và Kỳ Anh) với tổng diện tích lũy kế thực hiện đến năm 2021 là 3.526 ha, tạo tiền đề cho việc tích tụ ruộng đất.

Video: Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh gợi mở những hình thức liên kết sản xuất trên vùng đất được tích tụ.

Đặc biệt, những năm gần đây, “cuộc cách mạng” phá bờ thửa nhỏ để hình thành ô thửa lớn hay cánh đồng mẫu lớn đã được triển khai mạnh mẽ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, đến nay, đã có 4 địa phương triển khai phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trong sản xuất lúa (gồm: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc và huyện Kỳ Anh) với tổng diện tích lũy kế thực hiện đến năm 2021 là 3.526 ha. Đây chính là bước đi đầu tiên trong lộ trình tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất hàng hóa đã được khởi động từ khát vọng “làm ăn lớn” của các tổ chức, cá nhân, song, theo đánh giá của lãnh đạo ngành NN&PTNT, các mô hình ở Hà Tĩnh chỉ mới manh nha và thiếu tính bền vững; còn thiếu bóng dáng của những doanh nghiệp, tập đoàn có tiềm lực và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp tham gia tích tụ ruộng đất, thực hiện các dự án lớn. Quá trình tổ chức thực hiện tích tụ ruộng đất đang gặp những khó khăn, vướng mắc về hành lang pháp lý, trong đó, mấu chốt là pháp luật về đất đai quy định giao đất lâu dài cho hộ dân nên dù có dồn điền đổi thửa, diện tích vùng sản xuất tăng lên nhưng số hộ tham gia đông và vẫn là quy mô sản xuất nông hộ. Không có quỹ đất nhàn rỗi, để có tư liệu sản xuất, các tổ chức, cá nhân phải đi thuê lại đất của nhiều nông dân.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Ngoài mô hình tích tụ 5 ha đất phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Văn Hà, tại xã Yên Hồ còn có mô hình ông Phạm Viết Cừ tích tụ 2 ha với sản phẩm chủ lực là nuôi trồng các loại thủy sản như chạch sụn, giam, tôm nước ngọt. 2 mô hình được Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu để xuất tỉnh hỗ trợ 2 mô hình số tiền 500 triệu đồng.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra thu hoạch lúa xuân 2021 tại Can Lộc.

Video: Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) Trần Hậu Nhân mong muốn các cấp, ngành quy hoạch các vùng đất phát triển nông nghiệp lâu dài để nhà đầu tư yên tâm sản xuất.

Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, chính quyền cấp xã, thôn đang đứng ra làm trọng tài cho các hình thức thuê, mượn ruộng mà chưa được định hướng về mô hình tích tụ ruộng đất phù hợp để thực hiện. Các tổ chức, cá nhân không chỉ gặp khó trong đi thuê, mượn ruộng đất mà còn chưa yên tâm với tính ổn định của những hợp đồng đã ký kết. Đặc biệt, với những nhà đầu tư muốn mở mang diện tích đất thuê với quy mô lớn, ngoài việc lo sợ người dân không đồng ý cho thuê dài hạn thì còn băn khoăn vì chưa có quy hoạch để phân định rõ vùng đất nông nghiệp nào có thể sản xuất lâu dài.

Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) Trần Hậu Nhân chia sẻ: Hiện nay, diện tích đất sản xuất không hiệu quả trên địa bàn xã còn khá lớn và việc thuê đất của người dân sẽ có những thuận lợi. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi băn khoăn, nhất là trong tiến trình đô thị hóa có thể xảy ra việc diện tích đất nông nghiệp mà HTX đã bỏ vốn cải tạo, canh tác sẽ bị thu hồi để thực hiện các dự án tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Các mô hình tích tụ ruộng đất ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) và Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) mong muốn các cấp, ngành quy hoạch các vùng đất ổn định để các nhà đầu tư yên tâm sản xuất.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Mô hình tích tụ ruộng đất của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà).

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết, những băn khoăn đó sẽ được nghiên cứu, đề xuất trong quá trình tham mưu xây dựng Đề án “Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” mà UBND tỉnh vừa giao đơn vị chủ trì, cùng các sở, ngành địa phương bắt tay triển khai xây dựng. Theo đó, đề án sẽ đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó, đi sâu phân tích tình hình tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Trên cơ sở nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tích tụ, tập trung đất đai; đánh giá sự tác động của các cơ chế, chính sách hiện có và nghiên cứu các hình thức tích tụ đất đai mà pháp luật cho phép, tổ soạn thảo sẽ lựa chọn, kiến nghị các hình thức tích tụ, tập trung đất đai hợp lý với tỉnh Hà Tĩnh và xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp để triển khai thực hiện.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Mô hình trồng dưa của anh Dương Đình Lợi ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh).

Cũng theo Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, mục tiêu trọng tâm của đề án là mở ra sân chơi bình đẳng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia và tạo căn cứ để người thuê quyền sử dụng đất yên tâm tích tụ ruộng đất, đầu tư sản xuất. Vì vậy, giải pháp quan trọng đặt ra là hoàn thành lập phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030, gắn với đó là đánh giá đất, khoanh định các vùng đất thích hợp với từng loại cây trồng để làm cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tích tụ, tập trung đất đai. Đây là căn cứ để nhà đầu tư xác định các vùng đất nông nghiệp ổn định và nắm bắt thông tin cần thiết để có chiến lược trong thuê đất và đầu tư dự án sản xuất có hiệu quả.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Từ thực tế hỗ trợ phát triển sản xuất một số mô hình tích tụ ruộng đất trong những năm gần đây, ông Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cho rằng, vấn đề đặt ra là cần có phương thức canh tác và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả để phát huy giá trị đất đai rộng lớn được tập trung, tích tụ. Quá trình này rất cần sự quan tâm, đồng hành của các cấp, ngành cả về định hướng, tư vấn từng bước xây dựng các mô hình phù hợp và vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Trên cơ sở đó, người chủ mô hình phải thể hiện vai trò chủ thể, nắm bắt cơ hội, đưa ra quyết định và cần kiên trì, quyết tâm để đạt được giá trị sản xuất cao trên đơn vị diện tích, đảm bảo mô hình tích tụ ruộng đất phát triển bền vững.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác đi kiểm tra mô hình sản xuất lúa, gạo hữu cơ trên ruộng rươi của ông Trần Văn Kỉnh ở xã Yên Hồ - Đức Thọ. Ảnh tư liệu

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, thực hiện các bước đi của Đề án “Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”, ngành sẽ tiến hành xây dựng các mô hình điểm về tích tụ ruộng đất ở những nơi đủ điều kiện, theo hình thức liên kết đa chiều, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ tham gia liên kết với các HTX tổ chức sản xuất trên diện tích đất tích tụ, trong đó, trước hết sẽ ưu tiên sự tham gia của doanh nghiệp nội tỉnh. HTX thực hiện tích tụ ruộng đất sản xuất phải là HTX kiểu mới, tích tụ ruộng đất theo hướng thuê đất hoặc xã viên góp vốn bằng đất; tổ chức quản trị hiệu quả; giảm tối đa số người tham gia sản xuất trên đồng ruộng; cơ giới hóa mạnh mẽ, ứng dụng giống mới và KHKT để tạo sự bứt phá về năng suất, sản lượng. Sản xuất trên các mô hình tích tụ tập trung ruộng đất phải theo hướng công nghệ cao, hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và phải được quy hoạch, phát triển gắn liền với bài toán đầu ra cho sản phẩm để đạt được hiệu quả bền vững.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Cần tập trung thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất CN-TTCN, phát triển dịch vụ ở các địa phương nhằm giúp người nông dân có thu nhập ổn định ở ngành nghề khác, yên tâm cho nhà đầu tư thuê lại đất của mình.

Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất CN-TTCN, phát triển dịch vụ ở các địa phương để chuyển dịch lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề khác. Bước đi này thậm chí phải triển khai sớm, đi trước cả quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất nhằm giúp người nông dân có thu nhập ổn định ở ngành nghề khác, có như vậy họ mới yên tâm cho thuê lại đất của mình.

Trưởng phòng No & PTNT huyện Can Lộc Phan Cao Kỳ khẳng định cần thu hút đầu tư, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác để tạo quỹ đất cho nhà đầu tư phát triển các dự án nông nghiệp quy mô lớn.

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Mô hình 4 tầng nấc của ông Nguyễn Đức Hà, xã Yên Hồ (Đức Thọ).

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong khoảng thời gian năm 2021-2022, BCH Đảng bộ tỉnh sẽ ban hành “Nghị quyết về tích tụ, tập trung ruộng đất phục vụ đẩy mạnh cơ giới hóa, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn”, từ đây sẽ vạch ra đường hướng, giải pháp, bố trí nguồn lực và tập trung sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cho việc thực hiện lộ trình tích tụ ruộng đất. Quá trình đó đã được khởi động bằng việc UBND tỉnh xây dựng Đề án “Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”, qua đó sẽ tạo “sân chơi” bình đẳng, minh bạch để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Đây không chỉ là cơ hội của các tổ chức, cá nhân trên “sân nhà” mà sẽ tạo lực hút đối với nhiều nhà đầu tư lớn đến với Hà Tĩnh. Xu thế này vừa tạo động lực, cơ hội lớn, vừa đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi vai trò cầm trịch của các cấp chính quyền; năng lực và trách nhiệm của ngành chuyên môn để xây dựng môi trường hợp tác, liên kết bền vững trong chiến lược tích tụ ruộng đất; từ đó, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bền vững, xây dựng nền sản xuất hàng hóa hiện đại, thực hiện mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích bình quân đạt 130 triệu đồng/ha như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã đề ra.

thiết kế: huy tùng

Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh
Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh
Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh
Tích tụ ruộng đất - từ chuyện những người “mê ruộng” đến khát vọng nền nông nghiệp hiện đại (bài cuối): Tư duy mới mở đường cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.