Tiếng Nghệ trong dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi từng viết “Gió lào thổi rạc bờ tre/ Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Tiếng Nghệ là đặc trưng riêng biệt, đồng thời là niềm tự hào của biết bao thế hệ cư dân vùng Nghệ Tĩnh. Tiếng Nghệ xuất hiện trong nghệ thuật nhiều nhất có lẽ là qua dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Từ trong những câu hát của nhân dân, tiếng Nghệ đã tô thắm những ân tình của người dân bản xứ, làm đẹp thêm đặc trưng văn hóa Nghệ Tĩnh bao đời...

Là một loại hình dân ca được thoát thai từ chính cuộc sống lao động sản xuất nên trong dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, lời ăn tiếng nói của người Nghệ xuất hiện rất nhiều. Sự xuất hiện dày đặc của từ địa phương Nghệ Tĩnh trong các bài ví, giặm, hò đã khiến dân ca ví, giặm có những giá trị đặc biệt không thể trộn lẫn. Những mô, tê, răng, rứa, chi, hè… không chỉ biểu thị cách nói mà còn biểu thị những sắc thái tình cảm đặc biệt của con người Xứ Nghệ.

Sự xuất hiện đậm đặc của từ địa phương trong nhiều bài ví, giặm giúp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng.

Sự xuất hiện đậm đặc của từ địa phương trong nhiều bài ví, giặm giúp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng.

Lắm khi cùng là một từ nhưng lại biểu thị những cảm xúc khác nhau như trong bài Ví ghẹo, từ “rứa” mà 2 đối trọng nam và nữ dùng lại biểu thị 2 trạng thái khác nhau: Khi chàng trai hát “Ờ... ơ, chứ anh đến giàn hoa thì hoa kia đã (ơ... ơ) nở/ Anh đến bến đò thì đò đã sang sông/ Anh đến tìm em thì em đã lấy (ơ) chồng/ Mà em yêu anh như (ơ... ơ) rứa/ Hỏi có mặn nồng mà lấy chi?” thì từ “rứa” là lời trách móc, hờn giận. Còn khi người con gái nói: “Ờ... ơ, chứ anh đến giàn hoa, hoa đến thì thì hoa phải (ơ... ơ) nở/ Anh đến bến đò, đò đầy thì đò phải sang (ơ... ơ) sông/ Chứ đến duyên em thì em phải lấy (ơ) chồng/ Mà em yêu anh như rứa, có mặn nồng thì tùy anh” thì từ “rứa” lại là một sự từ chối khéo léo, thẳng thắn mà không hề tàn nhẫn.

Tiếng Nghệ Tĩnh trong dân ca Xứ Nghệ ở nhiều bài đã thể hiện rất rõ văn hóa, tính cách con người Xứ Nghệ. Như trong bài ví Đi tìm người thương, tính cách mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trọn nghĩa, trọn tình của người phụ nữ Nghệ Tĩnh biểu hiện rất rõ qua những từ địa phương: “Đã yêu thì yêu cho chắc/ Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn/ Đừng như con thỏ đứng đầu truông/ Khi vui thì giỡn bóng mà khi buồn thì bỏ đi”. Người Nghệ nổi tiếng là thẳng thắn, “gàn” nhưng trong rất nhiều tình huống, người ta lại thấy được sự tinh tế trong tâm hồn biểu thị qua ngôn ngữ như trong lời trách của chàng trai trong bài Ví ghẹo: “Dừ thì mự nói mự nỏ thương, cau chanh hạt trên (ơ) buồng, trù thì rụng cuống ngoài nương, (ơ) tiền thì đứt chạc trong rương, (ơ) lợn thì bỏ cám trong chuồng, (chư) chọng thì bỏ môốc trong buồng, bạc tình chi rứa mự, chi bạc tình (ơ) rứa mự...” người ta thấy rõ sự tinh tế, sâu sắc của người nông dân chân lấm, tay bùn. Đặc biệt, cau chanh hạt là một cụm từ độc nhất vô nhị, chỉ có trong cách nói của người Nghệ và chỉ có trong dân ca Xứ Nghệ. Thông thường, khi quả cau già, hạt không còn ngọt nữa mà chuyển sang chua thì người ta thường nói “cau già”, “cau long hạt” chứ nói “cau chanh hạt” là vừa chuyển tải được tính và hình của quả cau quá mùa, vừa thể hiện sự tinh tế trong cách nhìn, cách nói của người Nghệ.

Tiếng Nghệ Tĩnh trong nhiều bài hát ví, giặm còn thể hiện ở các vần chứa nguyên âm dài như: oong, ooc, ôông, enh, ec… Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, các vần này đến khoảng thế kỷ XVII thì biến đổi tương ứng sang các vần: ong, oc, ông, anh, ach. Nhưng trong tiếng Nghệ vẫn được giữ lại và tạo nên một lớp từ độc đáo, ví dụ như: méc (mách), eng/ ênh nớ (anh ấy), trôốc (đầu)… Như trong bài Ví phường cấy có từ “toóc”: “Người ơi, rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm” hoặc nhiều từ mang đậm tính địa phương trong một bài giặm kể: “Răng giừ (bao giờ) lươn lên rừng mần (làm) ổ/ Vượn chôống nôốc (chống thuyền) đi buôn/ Ròi độ gạy cành cơn (Ruồi đậu gãy cành cây)/ Nác (nước) đổ thấm lá môn/ Chuột khoét thủng Hoành Sơn/ Anh với em mì (mới) xa ngái (xa cách)/ Đôi lứa mình mì xa ngái”… Hiện nay, cách nói này chỉ tồn tại ở một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng điều đó giúp khẳng định ví, giặm chính là hơi thở, là đặc trưng của con người Xứ Nghệ.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp của con người mà còn phản ánh rõ nét văn hóa, lịch sử của mỗi một quốc gia, dân tộc cũng như của vùng, miền, địa phương. Sự xuất hiện đậm đặc của từ địa phương cũng như cách phát âm của người Xứ Nghệ trong dân ca ví, giặm đã khiến cái ân tình mộc mạc mà sâu lắng, giản dị mà tinh tế, rắn rỏi, cương quyết mà mặn mà tình nghĩa trước sau của người Xứ Nghệ bộc lộ rõ nét hơn.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…