Theo kết quả bỏ phiếu mới đây, tiếng Việt sẽ trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của thành phố San Francisco (Mỹ).
Thành viên Hội đồng Giám sát San Francisco Shamann Walton phát biểu ngày 11-6, công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức ở San Francisco (Mỹ) - Ảnh: San Francisco Chronicle
Báo San Francisco Chronicle cho biết động thái của Hội đồng Giám sát thành phố San Francisco lần này là một phần trong nỗ lực mở rộng các dịch vụ sử dụng tiếng Anh tới gần 6.800 người chủ yếu nói tiếng Việt tại đây.
Từ năm 2001, San Francisco đã ban hành quy định về tiếp cận ngôn ngữ. Đây là biện pháp giúp cư dân được phục vụ bằng loại ngôn ngữ họ cảm thấy thoải mái nhất.
Tiếng Anh sẽ được dịch ra những loại ngôn ngữ này trong các dịch vụ trong thành phố, và quy định cũ áp dụng đối với các cộng đồng có ít nhất 10.000 người không thông thạo tiếng Anh.
Trong danh sách ngôn ngữ chính thức của San Francisco trước đó có tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Philippines.
Tuy vậy, sự điều chỉnh hôm 11-6 đã hạ ngưỡng 10.000 trên xuống còn 6.000. Trong khi đó, tại San Francisco có 6.791 người chủ yếu nói tiếng Việt, tức chạm mốc yêu cầu đưa tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức.
Quyết định này đồng nghĩa thành phố sẽ cung cấp phiên dịch, thông báo, văn bản trên web... bằng tiếng Việt.
Đối với những người ủng hộ động thái trên, thay đổi mới nhất là điều cần thiết trong nỗ lực giải quyết khó khăn trong tiếp cận ngôn ngữ. Đây cũng là một "lời nhắc nhở" về việc tuân thủ quy định hỗ trợ ngôn ngữ cho người nhập cư, vì có một số ý kiến từng than phiền về việc nhân viên thành phố không cung cấp dịch vụ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Việc thúc đẩy dịch vụ bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh được xem có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu công bằng trong tiếp cận phúc lợi, lợi ích của người nhập cư. Hiện nay vẫn còn một số cộng đồng gốc Phi hoặc vùng Caribe gặp khó khi sử dụng dịch vụ ở San Francisco.
Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo nội dung các bức thư mà Tổng thống Mỹ đăng tải, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia sẽ phải chịu mức thuế 25%...
Đồng yen Nhật Bản nối dài đà giảm so với đồng USD, giao dịch ở mức 146,44 yen/USD, trong khi đồng won Hàn Quốc có thời điểm giảm khoảng 1% so với đồng bạc xanh trước khi phục hồi nhẹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc; 25% đối với Malaysia và Kazakhstan, Nam Phi 30%, Myanmar và Lào 40%.
Nhà Trắng tuyên bố sẽ tái áp thuế cao từ 1/8 nếu không đạt thỏa thuận, buộc các đối tác phải chọn nhượng bộ hoặc chấp nhận đối đầu, đẩy quan hệ thương mại toàn cầu vào thế căng thẳng mới.
Ngày 5/7, tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố thành lập đảng chính trị mới - đảng Nước Mỹ, đánh dấu bước đi táo bạo trong sự nghiệp đầy tham vọng của ông.
Ngân hàng Nhà nước Lào (BoL) vừa phát đi cảnh báo khẩn cấp sau khi phát hiện tiền giả mệnh giá 100.000 kip đang lưu hành, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác và kiểm tra kỹ tiền mặt trước khi giao dịch.
Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.
Một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ vừa chặn một máy bay dân dụng xâm phạm khu vực cấm tạm thời trong không phận phía trên sân golf của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Bedminster, bang New Jersey.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.
Ít nhất 1 người chết và 6 người bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7, chỉ một ngày sau Quốc khánh Mỹ 4-7.
Tin tặc thực hiện vụ tấn công mạng nhắm vào C&M, một công ty phần mềm kết nối các tổ chức tài chính với Ngân hàng Trung ương để thực hiện giao dịch PIX.
Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của ông Trump, thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố những đối tác chưa đạt được thỏa thuận về thuế với Mỹ sẽ chịu các mức thuế mới từ ngày 1/8 với khung từ 10-20% đến khung 60-70%.
Một quan chức quân sự Ukraine cho biết Nga đã tiến hành các đợt đột kích gần hai thị trấn chiến lược Pokrovsk và Kostiantynivka – những vị trí then chốt trong tuyến tiếp vận quân sự ở miền Đông Ukraine.
Chính phủ Nhật Bản cho biết cần phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho một trận "siêu động đất" có thể xảy ra nhằm giảm số nạn nhân thiệt mạng có khả năng lên tới 300.000 người.
Theo trợ lý Điện Kremlin, ông Yury Ushakov, vào hôm 3/7, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một cuộc điện đàm thẳng thắn kéo dài gần một giờ đồng hồ.
Thời gian tạm hoãn 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump về áp thuế đối ứng đối với khoảng 180 đối tác thương mại sẽ kết thúc vào ngày 8/7. Các quốc gia đang phản ứng như thế nào trước hạn chót này?
Bất chấp tuyên bố lập đảng mới nếu Quốc hội Mỹ thông qua siêu dự luật của ông Trump, tỷ phú Elon Musk sẽ phải đối mặt với hàng rào pháp lý và chính trị phức tạp, đến mức CNN ví chế tạo tên lửa có thể còn dễ hơn.
Ít nhất 2 người thiệt mạng trong vụ chìm phà chở 65 người ở ngoài khơi hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali, Indonesia, vào khoảng 23 giờ 20 đêm 2/7 theo giờ địa phương.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang điều tra toàn diện vụ tấn công nhằm vào vùng Dnipropetrovsk khiến nhiều binh sĩ Ukraine thiệt mạng, trong đó có chỉ huy cấp cao.
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn dự luật chi tiêu của Tổng thống Trump với tỷ lệ phiếu là 51-50, thiết lập nền tảng để ông triển khai nghị trình nhiệm kỳ hai.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sỹ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan đến việc cuộc điện đàm nhạy cảm về chính trị với ông Hun Sen.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.