Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

(Baohatinh.vn) - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển đối với những xã đã thực hiện sáp nhập để qua đó, tuyên truyền tạo sự thống nhất của người dân.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh và Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi làm việc.

Chiều 28/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn đầu có buổi làm việc tại các huyện Thạch Hà về “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia cùng dự buổi làm việc.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia và các đại biểu cùng dự buổi làm việc.

Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại Thạch Hà cho thấy, trước thời điểm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó 11 xã không đạt 50% về quy mô dân số và diện tích thuộc diện phải thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2019 – 2021, gồm: Phù Việt, Việt Xuyên, Thạch Thanh, Thạch Tiến, Thạch Lưu, Thạch Lâm, Nam Hương, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Trưởng phòng Nội vụ huyện Thạch Hà - Lê Thị Phương Thủy báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.

Thực hiện chủ trương sáp nhập xã, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động, xây dựng các đề án để lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng cho toàn thể cán bộ, Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất.

Huyện Thạch Hà đã sắp xếp 15 đơn vị hành chính cấp xã thành 6 đơn vị hành chính mới, giảm 9 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 9 trạm y tế, 10 trường mầm non và trường tiểu học, giảm 124 cán bộ, công chức và 74 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa và lãnh đạo huyện Thạch Hà tham dự buổi làm việc.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, việc chuyển đổi con dấu và các giấy tờ có liên quan được thực hiện đúng quy định; tinh gọn bộ máy hành chính cấp xã, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn; quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đã hoạt động ổn định ngay sau khi sáp nhập; an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc bố trí, xử lý trụ sở làm việc và tài sản công, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách... được triển khai kịp thời.

Qua sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, huyện Thạch Hà đã đúc rút một số kinh nghiệm như: công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân phải đi trước một bước; cấp ủy, chính quyền từ cấp huyện xuống cơ sở phải có quyết tâm chính trị cao; thường xuyên nắm bắt những khó khăn ở cơ sở; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải gắn với quy hoạch tổng thể của huyện...

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Dương Anh Dũng đề xuất cần xây dựng đề án, đưa ra lộ trình cụ thể và có chiến lược “dài hơi” đối với các xã sau sáp nhập.

Tại buổi làm việc, các đại biểu bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đã đề cập tới khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành đơn vị hành chính mới.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương Nguyễn Văn Ninh cho rằng, cần quan tâm, tạo điều kiện và nâng mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã tại các đơn vị hành chính có quy mô lớn sau sáp nhập.

Đại biểu cho rằng, sau sáp nhập, khối lượng, áp lực công việc tăng lên nhưng chế độ, chính sách chưa thực sự tương xứng, đặc biệt là với các xã có quy mô lớn; do đó, cần nâng mức hỗ trợ để khuyến khích đội ngũ cán bộ; xây dựng đề án, lộ trình cụ thể giúp các xã sau sáp nhập phát triển về KT-XH; nghiên cứu chế độ, chính sách đối với các xã miền núi sau khi nhập về các xã đồng bằng; xem xét công nhận Lưu Vĩnh Sơn là xã miền núi.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu phản ánh thực trạng sau sáp nhập đơn vị hành chính tại Thạch Hà.

Có các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực đối với các xã, thị trấn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, đặc biệt trong đầu tư cơ sở hạ tầng; nghiên cứu, hoàn thiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố...

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt: Thời gian tới, huyện sẽ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương liên quan đến công tác sáp nhập đơn vị hành chính từ cấp trên; tháo gỡ các vướng mắc ngay từ cơ sở để tạo điều kiện cho địa phương phát triển KT-XH.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị, đối với Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, cần quy định cụ thể số năm liền trước tính đến thời điểm phân loại đơn vị hành chính các cấp đối với tiêu chí “tự cân đối thu chi ngân sách”; bổ sung yếu tố tôn giáo trong tính điểm phân loại đơn vị hành chính các cấp; bổ sung quy định: đối với các đơn vị hành chính đã thực hiện sáp nhập 2 đơn vị hành chính mặc dù chưa đảm bảo quy mô dân số, diện tích theo quy định nhưng không phải sáp nhập thêm đơn vị hành chính thứ 3 trở lên.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội - đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Tô Văn Hòa làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính tại Thạch Hà; nhờ sự quyết liệt, bài bản trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các xã mới dần đi vào ổn định, đảm bảo cuộc sống của Nhân dân.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển ở những xã đã sáp nhập

Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị, đối với những đơn vị đã sáp nhập, cần tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển để qua đó, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng tình cho người dân, giúp người dân thấy được tính đúng đắn của chủ trương lớn; cần có phương án giải quyết có tình có lý trong công tác cán bộ, quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ...

Những kiến nghị, đề xuất của huyện về bất cập trong hệ thống văn bản của Trung ương sẽ được đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp để báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải quyết.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.