Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

(Baohatinh.vn) - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia đề nghị huyện Thạch Hà quan tâm hơn nữa đến chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập; tận dụng tối đa cơ sở vật chất trường học, trạm xá dôi dư; chuẩn bị tốt nhất cho việc sáp nhập ở giai đoạn 2 (2022-2025).

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi làm việc.

Chiều 20/12, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức giám sát “Việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021” tại huyện Thạch Hà.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi làm việc. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.

Giai đoạn 2019-2021, huyện Thạch Hà thực hiện sắp xếp 15 ĐVHC cấp xã để hình thành 6 ĐVHC cấp xã, giảm 9 ĐVHC cấp xã.

Cụ thể: sắp xếp các xã: Phù Việt, Việt Xuyên, Thạch Tiến thành xã Việt Tiến; Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn thành xã Lưu Vĩnh Sơn; Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương thành xã Tân Lâm Hương; Thạch Đỉnh, Thạch Bàn thành xã Đỉnh Bàn; Thạch Điền, Nam Hương thành xã Nam Điền; sáp nhập xã Thạch Thanh vào thị trấn Thạch Hà.

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Các đại biểu tham gia buổi làm việc.

Sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2019 – 2021, toàn huyện có 22 xã, thị trấn, trong đó: 2 đơn vị hành chính đạt 100% về quy mô dân số và quy mô diện tích; 4 xã đạt 100% về quy mô dân số và trên 65% quy mô diện tích; 1 xã đạt trên 50% quy mô dân số và quy mô diện tích; 13 xã đạt trên 50% quy mô dân số nhưng chưa đạt 50% quy mô về diện tích; 2 xã chưa đạt 50% quy mô dân số và diện tích.

Thạch Hà giảm từ 15 trạm y tế xuống còn 6 trạm (theo ĐVHC mới), giảm 5 trường tiểu học, giảm 3 trường mầm non. Hiện, toàn huyện còn dôi dư 9 trụ sở UBND và 9 trạm y tế.

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Lãnh đạo huyện Thạch Hà tham dự buổi làm việc với đoàn giám sát.

Sau khi sáp nhập các xã đã có quy mô dân số và diện tích lớn nên tạo điều kiện thuận lợi trong huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng các công trình giao thông, công trình công cộng phục vụ Nhân dân; giảm chi ngân sách cho hoạt động thường xuyên mỗi năm khoảng trên 25 tỷ đồng; công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội thuận lợi hơn.

Bên cạnh việc đề cập tới hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế sau khi sáp nhập như: số lượng cán bộ, công chức dôi dư còn nhiều; trung tâm hành chính cấp xã (mới) chưa thực sự thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch; có xã sau sáp nhập có diện tích và dân số lớn nên công tác tham mưu quản lý nhà nước một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn...

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Khoa đề nghị tỉnh xem xét tỷ lệ điều tiết nguồn thu đối với huyện Thạch Hà cân bằng với các huyện xây dựng NTM nâng cao; cần có chính sách riêng để xử lý các tồn tại sau sáp nhập như: quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ cán bộ dôi dư...

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Thạch Hà đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức dôi dư giai đoạn 2022 – 2025 ngoài chế độ, chính sách theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; các cấp có thẩm quyền cho phép huyện Thạch Hà giao đất không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 22 hộ dân đã được UBND xã Thạch Thanh cũ xét, đề nghị UBND huyện giao đất không qua hình thức đấu giá.

Công nhận xã Lưu Vĩnh Sơn là xã miền núi; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các xã sau sắp xếp ĐVHC, nhất là trụ sở hành chính, trạm y tế, đường giao thông đảm bảo tính kết nối và đồng bộ.

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt làm rõ thêm các vấn đề thành viên đoàn giám sát yêu cầu.

Do trong giai đoạn 2019-2021, huyện Thạch Hà thực hiện sắp xếp số lượng ĐVHC lớn nên số lượng cán bộ, công chức dôi dư còn nhiều nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết. Đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép Thạch Hà chưa thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 – 2025 để tiếp tục giải quyết những tồn đọng, khó khăn, đồng thời đảm bảo ổn định để phát triển KT-XH và xây dựng NTM.

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị huyện làm rõ việc bố trí trung tâm hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các ĐVHC thực hiện sắp xếp; giải quyết trụ sở dôi dư sau sáp nhập; đánh giá hiệu quả nhiệm vụ ngân sách sau sáp nhập.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá: huyện Thạch Hà triển khai bài bản, nghiêm túc việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.

Dù số lượng ĐHVC cấp xã phải sáp nhập lớn nhưng sau khi sáp nhập đã ổn định được tình hình, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân để từ đó, phát triển KT-XH được tốt hơn; đội ngũ cán bộ sau sáp nhập dù giảm về số lượng nhưng nâng cao chất lượng; việc thực hiện công vụ trở nên khách quan hơn.

Thạch Hà cần quan tâm hơn nữa chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị huyện Thạch Hà quan tâm chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập; đầu tư hạ tầng ở những đơn vị mới, xem trọng tính kết nối vùng ở các địa phương thực hiện sáp nhập; tận dụng tối đa cơ sở vật chất trường học, trạm xá dôi dư; chuẩn bị tốt nhất cho việc sáp nhập ở giai đoạn 2 (2022-2025).

Đối với công tác cán bộ, huyện Thạch Hà cần đánh giá cụ thể làm căn cứ xây dựng giải pháp giải quyết cán bộ dôi dư.

Những đề xuất, kiến nghị của huyện Thạch Hà sẽ được đoàn giám sát tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, giải quyết.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.