Trái với sự sôi động mua sắm trong dịp tết Nguyên đán, thị trường bán lẻ tại Hà Tĩnh hiện nay khá ảm đạm, thưa vắng khách. Nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh nên hàng hóa tiêu thụ chậm.
Do ảnh hưởng của mưa bão nên mấy ngày nay, các tàu thuyền đánh cá đều phải nằm bờ. Tuy nhiên, ở bến cá Thạch Kim và cảng cá Cửa Sót thuộc địa bàn huyện Lộc Hà - những nơi được xem là các đầu mối cung ứng hải sản lớn nhất ở Hà Tĩnh, không khí mua bán vẫn diễn ra khá nhộn nhịp.
Khi những chậu cây cảnh tết xuống phố cũng là lúc các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này ở đường hoa Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Hà Tĩnh) dựng lán bên vỉa hè trông coi.
Trước sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, sự cạnh tranh từ các cửa hàng tiện lợi, siêu thị… nhiều tiểu thương chợ truyền thống ở Hà Tĩnh đã tự làm mới mình bằng việc “bắt sóng” kinh doanh online.
Sau 2 giờ khẩn trương tiến hành test nhanh kháng nguyên phát hiện COVID-19 cho 125 người thường xuyên có mặt tại cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà - Hà Tĩnh), tất cả đều cho kết quả âm tính.
Sau khi chuyển từ thiết lập vùng cách ly y tế sang giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tiểu thương đã mở hàng kinh doanh trở lại, thị trường thực phẩm tươi sống ở các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đa dạng.
Với thiết kế hiện đại, rộng rãi, sau hơn 6 tháng đưa vào sử dụng, cầu Thọ Tường mới đã giúp hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) thuận tiện và nhiều khởi sắc.
Tâm lý kiêng dè, hạn chế sử dụng thịt gia súc của người tiêu dùng do dịch bệnh diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến các cửa hàng, quán ăn tại Hà Tĩnh lâm vào cảnh ế ẩm, một số nơi buộc phải đóng cửa.
Trước tình hình dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh, nhiều người tiêu dùng có tâm lý lo lắng, hạn chế sử dụng loại thịt này khiến sức mua giảm, gây khó cho người kinh doanh.
Hiện tại, giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh dao động từ 110 - 130 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng một năm qua.
Chợ đầu mối thành phố Hà Tĩnh là nơi tập trung đông người tới từ các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhưng tình trạng “quên” đeo khẩu trang, công tác phòng dịch Covid -19 đang còn bị xem nhẹ.
Sau mưa lũ, giá rau xanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn neo ở mức cao, còn các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác giá tương đối ổn định, không có đột biến.
Trận lũ lịch sử đã cuốn trôi và làm hư hỏng nhiều hàng hóa của các hộ kinh doanh tại thành phố Hà Tĩnh. Tranh thủ thời tiết nắng ấm sau lũ, bà con tiểu thương mang phơi những món hàng còn sót lại, mong vớt vát chút vốn liếng...
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí mua sắm cho ngày Rằm tháng 7 năm nay tại Hà Tĩnh kém nhộn nhịp hơn những năm trước. Nhiều địa điểm giảm bớt lễ lạt để hạn chế đông người khiến sức tiêu thụ hàng hóa phục vụ ngày rằm cũng giảm mạnh.
Tình hình buôn bán ế ẩm từ đợt dịch Covid-19 khiến nhiều tiểu thương tại chợ TP Hà Tĩnh “nghỉ chợ”, thậm chí có những ki-ốt đóng cửa từ sau tết đến nay.
Những ngày gần đây, giá thịt lợn hơi tại Hà Tĩnh liên tục tăng cao, lên 94.000 – 96.000 đồng/kg - mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, nhiều cơ sở chăn nuôi trên địa bàn không còn lợn để bán ở thời điểm “trúng đậm” này.
Để chống chọi với nắng nóng đầu mùa, nhiều người dân Hà Tĩnh đã đổ xô đi mua áo, váy chống nắng khiến thị trường thời trang chống nắng nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Trong ngày đầu tiên trở lại sau hơn 3 tuần đóng cửa và thực hiện lệnh giãn cách xã hội, các loại hàng hóa, sản phẩm phục vụ người tiêu dùng Hà Tĩnh được bày bán đa dạng, nhưng không khí mua bán vẫn trầm lắng.
Sáng nay (23/4) - ngày đầu tiên quy định giãn cách xã hội được gỡ bỏ, nhiều doanh nghiệp, chủ kinh doanh dịch vụ, mặt hàng không thiết yếu tại Hà Tĩnh đã mở cửa bán hàng trở lại. Đồng thời, các cơ quan công sở cũng quay trở lại lịch làm việc theo quy định.
Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Hà Tĩnh nằm trong nhóm nguy cơ thấp về dịch bệnh. Theo đó, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được phép mở cửa từ ngày 23/4 nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch. Trước thông tin đó, nhiều tiểu thương trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã tích cực sửa soạn lại hàng quán, chờ ngày mở cửa.
Sau lời kêu gọi giảm giá của Thủ tướng Chính phủ, vào tuần đầu tiên của tháng 4/2020, giá thịt lợn hơi trên địa bàn Hà Tĩnh đã giảm xuống dưới 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong hơn một tuần trở lại đây, do nguồn cung hạn chế, giá lợn hơi đã quay đầu tăng lên mức giá 90.000 đồng/kg.
Trước chủ trương Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các tiểu thương tại TP Hà Tĩnh đều đồng tình thực hiện giãn cách xã hội để chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Sau tết, nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh. Thêm vào đó là lo ngại trước dịch Covid-19 - nhiều người tránh nơi đông đúc - khiến thời gian qua, các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hà Tĩnh trở nên vắng vẻ, việc kinh doanh của các tiểu thương chật vật, bấp bênh.
Giá thịt lợn tăng “chóng mặt”, từ 150.000 - 170. 000 đồng/kg khiến người bán và người mua đều gặp khó. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh đành nghỉ chợ do nguồn hàng khan hiếm và mức giá “nhảy múa” từng ngày.
Đường đi chật hẹp, bịt kín bởi hàng hóa, nhiều mặt hàng dễ cháy treo lơ lửng, sắp xếp bừa bộn, vô tư sử dụng các thiết bị điện gây cháy nổ cao... những bất cập từ ý thức của nhiều tiểu thương đang tạo cơ hội cho "bà hỏa" gây họa tại chợ Hà Tĩnh, nhất là vào cao điểm mùa nắng nóng như hiện nay.
Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Tết Nguyên đán chính là cơ hội để các tiểu thương tranh thủ kinh doanh kiếm tiền. Để tránh tình trạng trộm cắp hay phá hoại, người bán hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Hà Tĩnh) phải dựng lán, lều trông coi, canh gác 24/24h.
Trực tiếp ra chợ tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho các tiểu thương và người dân là một trong những cách làm mới mà nhiều đơn vị cơ sở của ngành BHXH Hà Tĩnh lựa chọn.