Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024)

Tinh thần cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng và việc phát huy bản lĩnh, lý tưởng cho thanh niên

(Baohatinh.vn) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, vào những thời điểm bước ngoặt, cao trào, thường xuất hiện những con người ưu tú. Lý Tự Trọng (quê xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một trong những nhân vật xuất sắc đó.

Thừa hưởng truyền thống của một vùng quê yêu nước, hiếu học, kiên cường, bất khuất, Lý Tự Trọng sớm giác ngộ cách mạng. Do có tư chất thông minh, tinh thần yêu nước, nên năm 1925, Lý Tự Trọng được Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc đưa sang Quảng Châu để bồi dưỡng. Sau đó, Lý Tự Trọng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc định hướng học tập, hoạt động.

Hành hương về địa chỉ đỏ trong không khí những ngày hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng, mỗi đoàn viên thanh niên thêm một lần nữa được thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ (ảnh Phúc Sơn).
Hành hương về địa chỉ đỏ trong không khí những ngày hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng, mỗi đoàn viên thanh niên thêm một lần nữa được thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ (ảnh Phúc Sơn).

Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động cách mạng, gây dựng phong trào. Anh bị bắt và bị kết án tử hình. Tại phiên tòa, luật sư muốn bênh vực cho anh đã nói: “Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động không có suy nghĩ”. Song, với tinh thần quả cảm của một chiến sĩ cách mạng trẻ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Lý Tự Trọng đã dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng”; “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu, con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. Sau lời tuyên bố đanh thép ấy, anh đã nằm lại ở tuổi 17. Song, cái chết đó đã hóa thành bất tử, thôi thúc, cổ vũ những trái tim nhiệt thành cách mạng, bản lĩnh, đứng lên bảo vệ lý tưởng của mình.

Noi gương tinh thần cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã ghi tên mình vào những trang sử vàng dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, tiếp biến văn hóa đa chiều, qua nhiều kênh là xu thế tất yếu khi mỗi quốc gia tham gia hội nhập. Điều này, trên nhiều khía cạnh đã tạo ra những động lực mới để văn hóa phát triển đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình đó, bên cạnh những mặt “được” thì “mất” cũng không ít. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục… tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận người dân, nhất là lớp trẻ. Thực tế đó cho thấy, việc xác định phát huy giá trị cốt lõi bản lĩnh, lý tưởng cách mạng cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong thời đại mới. Để phát huy được bản lĩnh, lý tưởng cách mạng, trước hết thanh niên phải nhận thức đúng nội hàm giá trị của 2 chuẩn mực này.

Đối với bản lĩnh, đó là sự dũng cảm trong mỗi người, thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với sự thật, không ngại khó khăn, thử thách trước mọi hoàn cảnh, có trách nhiệm với bản thân, tổ chức của mình. Bản lĩnh chính trị của một cá nhân là khả năng vượt qua những áp lực, khó khăn, thách thức; là lòng tin, sự kiên định, quyết tâm lớn lao và năng lực ứng biến với những thay đổi của thực tiễn, sự đoàn kết đồng lòng để tìm ra cách thức đúng đắn nhằm thực hiện thành công mục tiêu chính trị của mình. Bản lĩnh chính trị dựa trên sự nắm vững tri thức khoa học và khả năng đúc rút tri thức mới từ thực tiễn hoạt động chính trị của chủ thể.

Màn sân khấu hóa kể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng do học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) thực hiện.
Màn sân khấu hóa kể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng do học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) thực hiện.

Về lý tưởng cách mạng, đó là định hướng giá trị cốt lõi, xuyên suốt của người cộng sản, là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vì độc lập dân tộc, vì CNXH, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đây là cụm từ mà các thế hệ sau thừa kế nội dung từ những bậc cha anh đi tìm đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của thực dân Pháp từ những năm 30 của thế kỷ trước nhằm xây dựng chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn.

Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030” là cơ sở định hướng quan trọng cho việc xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác giáo dục thanh niên. Do đó, việc xác định giáo dục bản lĩnh, lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay thông qua tấm gương của những nhà cách mạng như Lý Tự Trọng là một trong những cách thức hữu hiệu để thanh niên thực hiện sứ mệnh lịch sử là chủ nhân tương lai của đất nước.

Để thực hiện nhiệm vụ này, mỗi một thanh niên phải tự nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Đây là phẩm chất cơ bản, cốt lõi, quan trọng cần có của những nhà cách mạng tương lai; phát huy tính tích cực học tập, trau dồi chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, Nhân dân.

Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng phải luôn “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.
Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng phải luôn “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.

Cùng đó, cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể phải xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để thế hệ trẻ được rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác giáo dục tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua duy trì hoạt động tìm về “địa chỉ đỏ”.

Thanh niên là mùa xuân của đất nước, là lực lượng dự bị tin cậy của Đảng. Lý tưởng cách mạng của thanh niên hoàn toàn thống nhất với lý tưởng của Đảng, phải luôn vững bước, tự chủ vươn lên lập thân, lập nghiệp, sống có lý tưởng, có bản lĩnh, vượt khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ đề 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.